VMDL 04. Ý NIỆM VỀ DỊCH LÝ hay TẠI SAO CÓ SỰ BIẾN HÓA

thanhai2000Tháng Mười 3, 2016
378 lượt xem
  1. DỊCH LÝ HỌC LÀ GÌ?

Dịch là thay đổi, luân chuyển biến hóa.
là lý lẽ thuộc về Vô Lý, Hữu Lý bởi Lý Trí biến hóa.
Học nghĩa là học Một mà hội ý được muôn trùng, muôn đời. Hiểu được tất cả chỉ vì đạt .

Con người học về là con người đi tìm một ánh sáng muôn thuở, mong nhận thức rõ cái lẽ tột cùng Hữu Lý khắp mọi nơi, trong muôn loài, bất kể không gian, thời gian, đó chính là muốn hiểu biết về Luật Cấu Tạo Hóa Thành Vũ Trụ muôn loài.

Con người dẫm chân trên đường học, ắt có người sẽ đi từ trạng thái hiểu biết lướt qua Thể, Chất, Sắc, Thần, Tính, Thanh, Khí, Đức mà đến Nhận thức được Luật Vô hình. Đó là đã tiến đến trạng thái Siêu Nhiên, Siêu hình, theo dõi được sự Biến Hóa mầu nhiệm của Trí Tri, Ý Thức, Thần Thức Đức Thần Minh. Các thứ ấy lặng lẽ và sâu kín trong mỗi người.

Văn không hết Lời, Lời không hết Ý, Ý khó diễn .
Cho nên, khắp mọi nơi.

Đạt Dịch là bởi đã lý luận đến rốt ráo mà thành ra tất cả mọi động biến, sinh hóa, cho dù thuộc về vấn đề Nhân mưu, Quỷ mưu cũng không thoát.

Nếu mà người nào có cơ duyên, có khả năng sở đắc về Lý Học, thời đủ sức hiểu rõ Vô Hình, hiểu được sự hằng có muôn đời và khắp mọi nơi, bất kể không gian, thời gian.

1.1. DỊCH LÝ HỌC LÀ HỌC VỀ LÝ BIẾN HÓA

Dịch Lý học là môn học gia công truy tầm cho vỡ lẽ về Luật Tạo Lập Vũ Trụ, cố sang tỏ, quyết am tường cái lý do tại sao có sự Biến Hóa, tức là để hiểu biết về Luật Cấu Tạo Hóa Thành muôn vật.
Dịch Lý học mà môn học về khởi đầu Luật Tạo Lập Vũ Trụ, mà ai ai cũng có thể học được, lĩnh hội được.
Dịch Lý học cho ta rõ Căn Cơ Uyên Nguyên Vô Biên của Lý Biến Hóa Cấu Tạo Hóa Thành.

Thật thế, Dịch Lý học là Khoa Học của mọi người, vì con người chỉ có thể hiểu rõ Luật Động Tĩnh, Luật Biến Hóa với tư cách Vô tư mà Tư lự (nghĩa là suy tư, suy lý mà bất thiên, bất nhiễm, tức cố gắng triệt tiêu THIÊN KIẾN).

Vượt hẳn Khoa học Thường Nhiệm, nói rõ hơn, Dịch Lý sẽ giải quyết mọi cái tại sao của các môn Khoa Học và Siêu Khoa Học.

Dịch Lý xứng đáng là Khoa Siêu Nhiên vì Dịch Lý là bản kính duy nhất dùng để soi xét những gì trong quá khứ, hiện tại và cả vị lai, giống hệt Y NHƯ THIÊN NHIÊN XUẤT HIỆN, hơn thế, nó giải thích rõ ràng tại sao Thiên Nhiên xuất hiện như vậy. Nó giải thích Nguồn Gốc cái lý NHIÊN SINH.
Dịch Lý chính là khoa Tổng Tập hay Tiên Thiên Lý Số học.

1.2. DỊCH LÝ HỌC LÀ KHOA SIÊU VIỆT HỌC

Học Dịch Lý là chấp nhận Vạn Hữu vây quanh trong, ngoài Tôi – con người Hậu Thiên – chỉ là sự Thành, các cái khác cũng Thành: Thành thời gian, Thành không gian, Thành hiểu, Thành biết, Thành không hiểu, Thành không biết, Thành Vô, Thành Hữu, Thành có, Thành không, Thành bất thành, Thành thành, … mà cái Thành hiện nay chỉ là sự kết tinh ôm ấp muôn ngàn cái Thành đã trải qua.

Học Vạn Hữu như vậy là học Vũ trụ Dịch, bởi vì Vạn Hữu cũng chỉ có ở cái Lý Thành (sinh Thành, hóa Thành, trở nên, hóa ra). Tiền nhân nói: sinh sinh chi vị Dịch là chỉ về sự sinh ra, hóa ra không ngừng nghỉ.

Nói theo Đạo giáo, tôi gọi nó là khoa Siêu Việt học.
Nói thiên theo Triết Lý, tôi gọi nó là khoa Siêu Thức.
Nói thiên về Chính Trị, tôi gọi nó là khoa Tổng Tập Vương Đạo và Bá Đạo (gồm có Chí Thiện và Chí Ác).
Nói về quân sự, tôi gọi nó là khoa Động Tĩnh học.

1.3. DỊCH LÝ HỌC LÀ KHOA VẠN VẬT QUI NHẤT LÝ, ÂM DƯƠNG LÝ, HỌC LUẬT THIÊN ĐỊA TUẦN HOÀN

Vạn Hữu, chúng vốn có thiên hình vạn trạng sắc thái, tính chất, tính lý khác nhau. Nó được Dịch Lý gia công qui về NHẤT LÝ, thể hiện ra bằng hai hình bóng, hai ký hiệu Âm Dương để làm bờ neo suy lý, lý luận.

Suy tư rồi lập luận, ắt là có lý luận, có bàn luận cho vỡ lẽ. Đả phá lý tuởng của chính mình, luôn luôn trong nhiều ngày, sở dĩ làm như vậy vì cầu mong có sự Hữu Lý, đả phá cho đến tận cùng kỳ lý của Lý Trí, khi không còn đả phá được cái mà Lý Trí vừa nêu ra, ắt sẽ đạt được ; tức là Sở đắc về Thần Hoạt Biến (Hoạt bát Biến thông).

(Tuy nhiên không kể trường hợp ta còn kém Lý, nghĩa là Lý vừa nêu ra còn sai lầm mà ta vẫn không đả phá nổi, để rồi ngớ ngẩn tưởng đạt được Lý. Điều này vượt qua không khó, nếu ta quyết tâm truy tầm CHÂN LÝ).

Suy , Biện là tiêu chuẩn cần thiết cho nhà nghiên cứu[1].
Suy luận, Lý Luận của con nhà Âm Dương học thời phải Vô tư.

Do suy luận Vô tư mà con người sẽ rõ được Vạn Vật Qui Nhất Lý.

Vậy, Suy luận Vô tư là gì?

Nghĩa là chấp nhận Vạn HữuTrí, Tri, Ý riêng biệt của nó. Vạn vật có Tri giác của chúng, chẳng qua con người hiểu lầm chúng vô Tri giác, vì lẽ Tri giác con người khác Tri giác loài vật nên khó thông cảm mặc dù hàng ngày chung đụng mật thiết với nhau.

Cho nên, Vô tư Tư lự, mà Bất Thiên, Bất Nhiễm, cố triệt tiêu Thiên Kiến.

Con người và Vạn Hữu có vô số tri giác khác nhau, vì lẽ phạm vi có ôm ấp Tiên Thiên tính khác nhau và tất cả đang chịu đựng, phối hợp, giao cảm với nhau, hữu dụng lẫn cho nhau, gần gũi nhau thường bởi một lý lẽ ngoài ý muốn của một người hoặc một vật nào đó, còn nếu có ý muốn thì chỉ sở đắc trong một phạm vi hạn hẹp. Sự chung đụng giữa Vạn Hữu, quả thật thông thường ngoài ý muốn, vì nếu ta cắc cớ hỏi: Khí, Đất, Cây, muôn loài, lấy gì mà ở gần mình, và mình có trốn khỏi cảnh tình-tự giữa mình với chúng không? Còn như những sự chung đụng hết sức hữu tình như: Sanh, Bịnh, Lão, Tử chắc không ai dám quyết đoán là có ý muốn tham dự, chúng tha hồ đến rồi đi.

Suy luận Vô tư là để đạt đến tận cùng kỳ lý của Lý Trí, đạt Chân Lý, đạt cái Nhất Lý thường hằng chi phối muôn đời, muôn thuở.

Một thí dụ về suy luận Vô tư:

Tôi cầm một miếng gỗ. Tri giác của con người cho đó là Gỗ, đặt tên là “Gỗ”.
Nếu Vô tư, tôi lại đả phá tư tưởng của chính tôi. Có chắc là Gỗ không? Nếu tôi không phải loài người, nếu tôi là con mối, là lửa, tôi sẽ lập luận ra sao? Có lẽ tôi sẽ đặt tên cho Gỗ là Thức ăn, Cái bổ.
Trí Tri của loài người là Gỗ.
Trí Tri của mối, Lửa là thức ăn, và rồi nó thể hiện Ý của nó là gậm nhấm Gỗ. Vậy là Ý do Trí Tri phối hợp.

Lý luận Vô tư quả thật vượt qua khỏi lối suy luận hạn hẹp của loài người.

Nước của con người cứ lẩn quẩn, cứ mãi mò mẫm hạn hẹp mà hóa ra xa rời Chân Lý. Không nên lý luận riêng tư giữa con người trong chúng ta, lại tồi tệ nằng nặc ý riêng ta là đúng tuyệt, là Chân lý, vì làm như vậy là tự phủ nhận mãi Lý Trí mà hóa ra khó tiến đối với người đã hy sinh thân thế trong cuộc truy tầm Chân Lý.

Tóm lại, Chân Lý của mỗi trình độ có hơi khác nhau, hà cớ bắt buộc Chân Lý của mình phải là Chân Lý của người khác.

  1. LÝ CỰC

Dùng các khí cụ sẵn có như giác quan, lý trí, tôi quan sát trên không trung bao la, quan sát chung quanh tôi, dưới đất, dưới nước, nơi trũng sâu hoặc quan sát những vật thật nhỏ, thật nhiệm nhặt, hoặc chính trong tôi, tôi nhận thức rằng: VẠN HỮU CÓ CÁI LÝ CÙNG CỰC.

2.1. LÝ CÙNG CỰC LÀ SAO?

Ví dụ: hết sáng mát dịu (của buổi sáng) đến cái sáng nóng gắt (của buổi trưa), hết sang nóng gắt đến cái sáng hoàng hôn, … đến màn đêm bao phủ, …

Rõ ràng CÙNG CỰC TẤT BIẾN.

Hết nóng đến lạnh
Hết vui đến buồn
Hết trẻ đến già
Hết già đến chết … rồi mục xác, …

Vậy:

  • Cực Dương tất Âm sinh trưởng
  • Cực Âm tất Dương sinh trưởng

2.2. CỰC KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH GIỮA

Người ta hay lầm tưởng Cực là cái chính giữa, cái trung bình. Như vậy chưa rõ Lý Cực.

Cực là cùng Cực tất biến, hết vui đến buồn, chứ không phải Cực là ở giữa vui-buồn, Cực bộ mặt mới.

Hết trẻ đến già, không có vấn đề Cực là ở giữa trẻ già. Nếu có, tôi xin chọn cuộc sống ở Cực, không bộ mặt mới, nghĩa là sống mãi? Không trẻ, không già được ư? Mà nếu Cực là chính giữa như vậy thời làm gì có tôi, con người ngày nay?

2.3. CỰC THÌ LIÊN TỤC, BẤT KỂ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN

Cùng Cực tắc biến có nghĩa là: cái trước đã cùng cực và biến thành cái sau có hơi khác cái trước, nối tiếp chưa từng đình nghĩ mà bao giờ cũng hằng ôm ấp cái trước.

Như vậy nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ đến sự Biến hóa bề trong của ta, như tư tưởng chẳng hạn, chúng ta sẽ rõ Cực thì liên tục, lập tức, bất kể không gian, thời gian.
Tóm lại, mọi vật có LÝ CỰC.

  1. TẠI SAO CÓ SỰ BIẾN HÓA?

Người Việt nam không học Dịch Lý, không học luật Tạo Lập Vũ Trụ, nhưng người Việt Nam thắc mắc: Tại sao có sự biến hóa? Đó là giải thích về NGUỒN GỐC CỦA DỊCH LÝ, cũng như là tự học hỏi đó vậy.

Con người tôi Hậu Thiên chấp nhận có  Lý Trí, có thể vận dụng nó để hiểu rõ Vạn HữuLý Cực. Mà hễ Cực tất có Biến hóa.

Để giải thích tại sao có sự biến hóa, chúng ta, với Lý Trí, bó buộc phải tạm dùng YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ.

Vậy, YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ là gì?

3.1. YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ

Định nghĩa: ĐỒNG NHI DỊ là giống mà hơi khác nhau. ĐỒNG NHI DỊ là Một Hai.
Một sao lại Hai? Sao có chuyện một mà hai, ảo thuật rồi chăng?

Xin ví dụ :

Khi con tôi còn là cái bào thai nhưng cái bào thai ấy tự trong chính nó có hơi khác nhau không? Chắc có tinh trùng và noãn sào. Cái bào thai ấy rõ ràng tự nó có chứa hai cái hơi khác nhau, nếu không có hai cái khác nhau ấy chắc chắn sẽ không có chuyện Một bào thai ; và khi không có Một bào thai, chắc chắn sẽ không có Hai cái hơi khác nhau tự trong Một.

Cho nên, Một là gì? Là cái Tương Đồng, cái Đồng.
Một là gì? Là cái phạm vi: Bào thai.
Hai là gì? Là cái dị biệt, là hai cái hơi khác nhau ở trong cái Một.

Trở nên cái bào thai là tự trong nó đã có dị, có hai cái hơi khác nhau, chúng sinh trưởng trong cái Đồng, mà  Lý Trí con người nhận thức được. Và sở dĩ có Đồng là trong khi nhận thức cái Dị nhiệm nhặt, xét tại sao có Dị mà hóa ra là tại cái Đồng.

Dị tức có Đồng. Nhiệm nhặt tự bên trong cái Đồng Dị.

Một câu chuyện vui có thật:

Tôi và người bạn gái đi trao đổi tư tưởng. Đến giờ Tùy-Truân, nàng đòi về. Gặp dịch tượng Tùy là tùy theo, là chủ sự di động.
Tùy-Truân có nghĩa là di chuyển gian truân. Khá lo âu vì giờ Tùy là tùy theo nên tôi cũng bằng lòng theo ý nàng. Tôi chịu về.
Đi một đỗi, tôi nắm tay nàng, nàng đi theo tôi. Nàng tùy tôi nên nàng gian truân, nàng trật chân xuống sình. Nàng gian truân rồi.
Lát sau đi ngang ao nước, nàng nói: dừng lại cho em rửa vạt áo dính sình.
Tôi đứng xớ rớ, nàng bảo rửa dép nàng. Tôi chìu theo và chịu khó nhọc rửa dép.

Cùng một gian truân mà hơi khác:

  • Nàng dính sình
  • Tôi rửa dép nàng

Họa đồ ĐỒNG NHI DỊ như sau:

2016-10-03-15_44_59-bai-4_y-niem-dly-doc-protected-view-microsoft-word-product-activation-faile

3.2. TẠI SAO CÓ YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ

Nhận thức được YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ là nhờ có Lý Trí tham dự.
Còn khi nói về Lý Trí thuộc về khác thường thì Danh gọi là Thần Thức, là Trí Tri tiên thiên phối hợp mà hóa ra Ý tiên thiên (Hậu thiên ôm ấp Tiên thiên).

Khi tư tưởng, tức là lúc biến hóa từ ở chỗ không tư tưởng mà ra, mà đến. Và ngược lại, khi tôi không tư tưởng tức là lúc biến hóa từ tư tưởng mà về.

Đồng là Lý Trí. Vậy: tư tưởng và không tư tưởng là ĐỒNG NHI DỊ.

3.3. ĐỒNG NHI DỊ: NHIỆM NHẶT VÀ VÔ BIÊN

Nếu giữa trưa tôi lấy 1 sợi tóc để giữa trời, tôi sẽ thấy ánh sáng ban ngày với bóng một sợi tóc treo cách mặt đất chừng hai ba chục phân. Tôi nhìn thấy ánh sáng có bóng sợi tóc và ánh sáng chỉ hơi khác nhau. Đó là sự mờ tỏ giữa một ranh giới của chúng. Ranh giới này không biên cương.

Tại sao ranh giới lại không biên cương, không biên giới?
Vì: bóng sợi tóc rõ dần dần, một cách nhiệm nhặt trùm lên ánh sáng; còn ánh sáng mờ dần dần, một cách nhiệm nhặt, lồng trong bóng sợi tóc.

Sẽ có một ranh giới Đồng cường độ sáng hoặc Đồng cường độ tối, mà trong cái Đồng ấy nhất định do sáng-tối cấu thành.

Trong Đồng ấy có hai, thời sao dám bảo cái Đồng ấy có ranh giới? Sao bảo cái Đồng Dị ấy không nhiệm nhặt?

Tại sao chúng ta, ai cũng đều có thể nhận được vậy? Hơn nữa, tri giác của loài vật cũng nhận được vậy.

Bằng cớ: chúng cũng biết khô héo, tươi tắn, nóng lên, nguội lại; còn Trí Tri Ý của chúng ta vui đi rồi buồn.

Vì lẽ: ĐỒNG NHI DỊ là TIÊN THIÊN VÔ BIÊN TÍNH, nhiệm nhặt, bao la, muôn đời và khắp nơi, không chia cắt được, nó như là loại co giãn, cái thứ co giãn vô biên, chúng tôi gọi là Tiên thiên vô biên Tính, chẳng qua chỉ là Trí Tri, Ý Tiên thiên: tánh của K.H.T.K.M.V.

Ví dụ về Tiên Thiên vô biên tính
Đây là ánh sáng của bóng đèn. Đồng là một ánh sáng, nếu vị trí khác nhau ắt hẳn có cường độ sáng khác nhau không phân nỗi ranh giới. Hơn nữa, ngay tại một vị trí, cường độ sáng ắt cũng đã khác nhau rất nhiệm nhặt. Nếu không, hóa ra không có ánh sáng tại vị trí ấy, dù là một vị trí. Nhận thức được sự hơi khác nhau (mờ tỏ) tại một vị trí mà không ranh giới, phải chăng Lý Trí con người ta đã có sẵn, thành sẵn cái thứ Vô biên Tính thiên nhiên? Nếu không có ở trong con người thì sẽ chẳng có ở ngoài.

Bởi vậy, ĐỒNG NHI DỊ, một yếu lý của tiềm lực ĐỘNG TĨNH TIÊN KHỞI.

3.4. TIỀM LỰC CỦA YẾU LÝ ĐỒNG NHI DỊ

Là trả lời cho: Tại sao có sự biến hóa?

  • Luận trên phương diện VÔ-HỮU (LÝ)

Tức xét theo quan niệm thuộc về KHÔNG-CÓ.

Trên đường truy nguyên để tìm ra nguyên nhân Đệ nhất, tức Luật Khởi Đầu Tạo Lập Vũ Trụ, tôi có công thức:

KHÔNG HOÀN TOÀN KHÔNG  ±  KHÔNG MANH VI  ⇔  K.H.T.K CỰC

Công thức[2] này suy từ tiêu chuẩn suy luận.

Thử giải thích công thức trên:

Đồng là K.H.T.K.CỰC nhưng tự trong nó được phân tích thời có hai cái giống mà hơi khác nhau là: K.H.T.K. và KHÔNG MANH VI. Nói rõ hơn, nó là K.H.T.K.M.V., chính nó là K.H.T.K. hóa ra, vậy nó là K.H.T.K. có cái Lý Cực ở trong.

Tại sao K.H.T.K. là không có gì hết, lại thành K.M.V.[3] Rằng K.H.T.K. là không có , không có tư tưởng Tôi, không có Lý Trí Tôi.

Vậy cái mà tôi vừa nghĩ đến là K.H.T.K. đó, thật sự không phải là nó, mà là K.H.T.K.M.V. Nói rõ hơn, K.H.T.K. ± K.M.V. là ám chỉ cái K.H.T.K. CỰC xét trên quan điểm KHÔNG-CÓ.

Tôi xin nêu hình bóng:

2016-10-03-15_46_00-bai-4_y-niem-dly-doc-compatibility-mode-microsoft-word-product-activation-f

Hình 1: đồng là KHÔNG, đại diện cho K.H.T.K.
Hình 2: có dấu (+), tự trong K.H.T.K. đã dị, đại diện cho K.H.T.K. đã hóa ra K.H.T.K.M.V.

Hình 1: tương đồng
Hình 2: có hơi khác (KHÔNG-CÓ)
Ghép hình 1 và 2 tức ĐỒNG NHI DỊ.

Vậy: K.H.T.K ± K.M.V. ⇔ K.H.T.K.CỰC là cùng cực của K.H.T.K.

Nói rõ hơn, K.H.T.K.CỰC là cái K.H.T.K. thuở trước, đã cùng cực hóa ra K.H.T.K.M.V.

Vậy K.H.T.K.CỰC là cáo chung K.H.T.K., tức có Tiên Thiên Ý, Tiên Thiên Tính khởi đầu xuất hiện từ đấy, là khởi đầu manh nha ĐỘNG TĨNH. Luật Tạo hóa bắt đầu K.H.T.K.CỰC là không bao giờ trở lại K.H.T.K. được nữa. Nghĩa là hiện nay Vũ Trụ đã có, sẽ có mãi mãi.

Vũ trụ này có tiêu tan, thời chỉ là bộ mặt mới nối tiếp sau đó, so với Vũ Trụ hiện tại; và bộ mặt mới ấy vẫn ĐỘNG TĨNH không thôi, không bao giờ thôi Biến Hóa.

  • Quan điểm sáng tạo vũ trụ, xét trên phương diện Động-Tĩnh

Theo đường truy nguyên, tôi biết rằng: mỗi sự sống động hiện tại (Tĩnh-Động) do căn cội nhiệm nhặt động-tĩnh trước kia gây nên. Truy cho đến tận cùng kỳ lý của Lý Trí, thì nghĩa động không còn, thành thử được xem như trạng thái Tĩnh Hoàn Toàn Tĩnh (viết tắt: T.H.T.T.). Và tôi nhận xét: T.H.T.T vừa mới đề cập trên chỉ xứng đáng với Danh từ K.H.T.K. đồng nghĩa với K.H.T.K.

Tĩnh Hoàn Toàn Tĩnh đáng là nguyên lực đầu tiên không chuyển động; vì hễ chuyển động, lại giả sử có nguyên nhân chuyển động trước đó. Như vậy không được vì trước Tĩnh Hoàn Toàn Tĩnh vẫn là Tĩnh Hoàn Toàn Tĩnh.

Cho nên, danh từ T.H.T.T. so với danh từ K.H.T.K., đồng nghĩa như BẤT DỊCH, tức vĩnh viễn, tự nó không ai biết nó có từ bao giờ, và bao giờ cũng vẫn có mà vẫn bất kể thời gian, không gian. Nhưng tại sao Bất Dịch (T.H.T.T.) lại là nguyên lực uyên nguyên đầu tiên của mọi Động-Tĩnh sau này?

Thử áp dụng Yếu Lý ĐỒNG NHI DỊ

2016-10-03-15_46_23-bai-4_y-niem-dly-doc-compatibility-mode-microsoft-word-product-activation-f

Hai hình này là Một hình, hình sau là hình trước trở nên, hóa thành bởi hình trước, không sau thì không trước, không trước thì không sau.

Đồng: T.H.T.T.; tự trong Đồng Dị (ĐỒNG NHI DỊ)

Vậy T.H.T.T. hơi khác với MANH NHA Động, tự trong T.H.T.T.

Hễ có MANH NHA Động tức vừa có sự cùng cực của T.H.T.T. Nên:

T.H.T.T.  ±  Manh Nha Động ⇔ ĐỘNG-TĨNH (bản năng sống động)

 Động-Tĩnh là sống động, là T.H.T.T. thuở trước.

Động-Tĩnh Tĩnh ấy Manh Nha Động.

Động-Tĩnh là không bao giờ trở lại T.H.T.T.nữa. Tại sao? Vì lẽ: một mình Động là vô lý, một mình Tĩnh là vô lý, chỉ có Động-Tĩnh cùng lúc chung cùng (thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức – đạo Kiền)..

Kể từ khi có sự sống động, thời trong Động Tĩnh và trong TĩnhĐộng. Nhiệm nhặt và vô biên cương của chúng là Manh Nha.

của    XUÂN PHONG

                                                                    và     CAO THANH

Viết xong giờ: Tiệm – Gia Nhân


[1] Các bạn nên đọc thêm các hình thức suy luận trong các tủ sách luận lý Tây Phương
[2] Xin xem bài Lý Trí: đã giải thích về công thức trên
[3] Xin xem bài: Giải thích Luật Tạo Lập Vũ Trụ

Các kênh thông tin của chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *