VIỆT DỊCH CHÁNH TÔNG – DỊCH LÝ SĨ XUÂN PHONG

thanhai2000Tháng Tám 9, 2016
1257 lượt xem

tài liệu Việt Dịch Chính Tông Tác giả Nguyễn Văn Mì - Xuân Phong

I. VIỆT DỊCH CHÁNH TÔNG – DỊCH LÝ SĨ XUÂN PHONG’

II. ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC TOÁN PHÁP’

CÁCH  LẬP THÀNH

Thứ tự hướng dẫn:

1.  Lấy Năm Tháng Ngày Giờ Âm lịch đổi ra số thứ tự:

Năm Tý 1, Sửu 2, Dần 3, Mão 4, Thìn 5, Tị 6, Ngọ 7, Mùi 8, Thân 9,Dậu 10, Tuất 11, Hợi 12.

Tháng Giêng 1, Hai 2, Ba 3, Tư 4 … Chạp 12.

Ngày mùmg Một 1, mùng Hai 2, … Ba mươi 30.

Giờ Tý (từ 0 đến 2 giờ Sàigòn) 1, Sửu (2-4 giờ) … Hợi (22-24 giờ) 12.

* Giờ hiện tại: Giờ Tý (23g đến 1g) 1, giờ Sửu (1g đến 3g) 2, … giờ Tuất (19g đến 21g) 11, giờ Hợi (21g đến 23g) 12.

2.  Cộng số của Năm Tháng Ngày làm một tổng số.

3.  Cộng số của Năm Tháng Ngày Giờ (muốn biết) làm một tổng số. Chia hai tổng số cho 8, rồi đổi dư số còn lại ra Đơn Quái (xin xem quái số đơn quái trang sau). Nếu tổng số dưới 8 thì khỏi chia.

Lưu ý:

– Chia cho 8 tổng số của Năm Tháng Ngày làm Thượng Quái (trước).

– Tổng số của Năm Tháng Ngày đó thêm giờ vào rồi cũng chia cho 8 làm Hạ Quái (sau).

4.  Đơn Quái chỉ có 3 vạch.

5.  Ghép hai Đơn Quái thành Chánh Tượng: Thượng Quái ở trên, Hạ Quái ở dưới.

6.  Lập Hộ Tượng: Đánh số thứ tự cho 6 vạch (còn gọi là Hào) của Chánh Tượng kể từ dưới lên trên. Lấy hào 5, 4, 3 lập thành Thượng quái Hộ tượng và lấy hào 4, 3, 2, lập thành Hạ quái Hộ tượng.

7.  Lập Biến tượng: Lấy tổng số của Năm Tháng Ngày Giờ chia cho 6 để tìm Hào động là dư số (1 là hào 1 động … 6 là hào 6 động). Hào động là hào ấy phải Biến, liền thành đứt, đứt thành liền. Chép nguyên lại các vạch của Chánh tượng trừ Hào động thì ghi vạch Biến của nó, làm thành Biến tượng

8.   Khi lập xong Chánh, Hộ, Biến tượng phải hiểu cho Tường tận Ý nghĩa của Dịch Tượng trước khi đem ra sử dụng.

III. Ý TƯỢNG SƠ GIẢI CỦA 08 TƯỢNG ÐƠN

Ý TƯỢNG SƠ GIẢI CỦA 08 TƯỢNG ÐƠN
SỐ LÝ DỊCH TƯỢNG DANH TƯỢNG Ý TƯỢNG
01 THIÊN
KIỀN
CƯƠNG KIỆN. Kiện dã, mạch mẽ, mạnh tiến, cứng mạnh, khỏe mạnh, khô, lớn, cao…
02

TRẠCH
ÐOÀI

HIỆN ÐẸP. Duyệt dã, vui lòng, đẹp đẽ, ưa thích, khuyết mẻ, nói năng…
03

HỎA
LY

SÁNG CHÓI. Lệ dã, sáng sủa, tỏa ra, bám vào, phụ vào, trưng bày, phô trương, trống trơn, không yên…
04 LÔI
CHẤN
ÐỘNG DỤNG. Ðộng dã, rung động, khởi lên, sợ hãi, phấn phát, nổ vang, chấn động, chấn kinh…
05

PHONG
TỐN

THUẬN NHẬP. Thuận dã, thuận theo ý trên, theo lên theo xuống, theo tới theo lui, có sự dấu diếm ở trong…
06 THỦY
KHẢM
HÃM HIỂM. Hãm dã, hãm vào trong, bắt buộc, xuyên sâu vào trong, hố sâu, trắc trở, hiểm hóc, gập ghềnh…
07 SƠN
CẤN
NGƯNG NGHỈ. Chỉ dã, ngăn giữ, ở, thôi, ngừng lại, đậy lại, để dành, ngăn cấm, vừa đúng chỗ…

08 hay
00

ÐỊA
KHÔN
NHU THUẬN. Thuận dã, mềm mỏng, thuận tòng, hòa theo lẽ, chịu lấy, tuân theo mà được lợi, thấp, nhỏ, tối…

IV. Ý NGHĨA CỦA 64 TƯỢNG KÉP

THIÊN TRẠCH LÝ. Lễ dã. LỘ HÀNH. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên,không cho đi sai, có ý chận đường sái quá, hệ thống, pháp lý… Hổ lang đang đạo: tượng hổ lang đón đường.
THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN. Thân dã. THÂN THIỆN. Trên dưới cùng lòng, cùng người ưa thích, cùng một bọn người… Hiệp lực đồng tâm chi tượng: tượng cùng người hiệp lực.
THIÊN LÔI VÔ VỌNG. Thiên tai dã. XÂM LẤN. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, khứng chịu… Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến
THIÊN PHONG CẤU. Ngộ dã. TƯƠNG NGỘ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng… Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi.
THIÊN THỦY TỤNG. Luận dã. BẤT HÒA. Bàn cãi, kiện tụng, bàn tính, cãi vã, tranh luận, bàn luận… Đại tiểu bất hòa chi tượng: lớn nhỏ không hòa.
THIÊN SƠN ĐỘN. Thoái dã. ẨN TRÁ. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt đưa thấy cái lưng… Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam.
THIÊN ĐỊA BĨ. Tắc dã. GIÁN CÁCH. Bế tắc, không thông, không tương cảm nhau, xui xẻo, dèm pha, chê bai lẫn nhau, mạnh ai nấy theo ý riêng… Thượng hạ tiếm loạn chi tượng: trên dưới lôi thôi.
THUẦN KIỀN. Kiện dã. CHÍNH YẾU. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Hanh Lợi Trinh… Nguyên Hanh Lợi Trinh: vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành
TRẠCH HỎA CÁCH. Cải dã. CẢI BIẾN. Bỏ lối cũ, cải cách, hoán cải, cách tuyệt, cánh chim thay lông… Thiên uyên huyền cách chi tượng: tượng vực trời xa thẳm.
TRẠCH LÔI TÙY. Thuận dã. DI ĐỘNG. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chìu theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe… Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở.
TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ. Họa dã. CẢ QUÁ. Cả quá ắt tai họa, quá mực thường, quá nhiều, giàu cương nghị ở trong… Nộn thảo kinh sương chi tượng: tượng cỏ non bị sương tuyết
TRẠCH THỦY KHỐN. Nguy dã. NGUY LO. Cùng quẫn, bị người làm ách, lo lắng, cùng khổ, mệt mỏi, nguy cấp, lo hiểm nạn… Thủ kỷ đãi thời chi tượng: tượng giữ mình đợi thời.
TRẠCH SƠN HÀM. Cảm dã. THỤ CẢM. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động… Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý.
TRẠCH ĐỊA TỤY. Tụ dã. TRƯNG TẬP. Nhóm họp, biểu tình, dồn đống, quầng tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy… Long vân tế hội chi tượng: tượng rồng mây giao hội.
TRẠCH THIÊN QUẢI. Quyết dã. DỨT KHOÁT. Dứt hết, biên cương, ranh giới, thành phần, thành khoảnh, quyết định, quyết nghị, cổ phần, thôi, khai lề lối… Ích chi cực tắc quyết chi tượng: lợi đã cùng ắt thôi.
THUẦN ĐOÀI. Duyệt dã. HIỆN ĐẸP. Đẹp đẽ, ưa thích, vui hiện trên mặt, không buồn chán, cười nói, khuyết mẻ… Hỉ dật mi tu chi tượng: tượng vui hiện trên mặt, khẩu khí.
HỎA LÔI PHỆ HẠP. Khiết dã. CẮN HỢP. Cẩu hợp, bấu vấu, bấu quào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han (học hỏi)… Ủy mị bất chấn: tượng yếu đuối không chạy được.
HỎA PHONG ĐỈNH. Định dã. NUNG ĐÚC. Đứng được, cậm đứng, trồng, nung nấu, rèn luyện, vững chắc, ước hẹn… Luyện dược thành đơn: tượng luyện thuốc thành linh đơn.
HỎA THỦY VỊ TẾ. Thất dã. THẤT CÁCH. Thất bác, mất, thất bại, dở dang, chưa xong, nửa chừng… Ưu trung vọng hỷ: tượng trong cái lo có cái mừng.
HỎA SƠN LỮ. Khách dã. THỨ YẾU. Đỗ nhờ, khách, ở đậu, tạm trú, kê vào, gá vào, ký ngụ bên ngoài, tính cách lang thang, ít người thân, không chính… Ỷ nhân tác giá chi tượng: nhờ người mai mối
HỎA ĐỊA TẤN. Tiến dã. HIỂN HIỆN. Đi hoặc tới, tiến tới gần, theo mực thường, lửa đã hiện trên đất, trưng bày… Long kiến trình tường: tượng rồng hiện điềm lành.
HỎA THIÊN ĐẠI HỮU. Khoan dã. CẢ CÓ. Thong dong, dung dưỡng nhiều, độ lượng rộng, có đức dầy, chiếu sáng lớn… Kim ngọc mãn đường chi tượng: vàng bạc đầy nhà.
HỎA TRẠCH KHUỂ. Quai dã. HỖ TRỢ. Trái lìa, lìa xa, hai bên lợi dụng lẫn nhau, cơ biến quai xảo, như cung tên… Hồ giả hổ oai chi
tượng: con hồ nhờ oai con hổ.
THUẦN LY. Lệ dã. SÁNG CHÓI. Sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra, bám vào, phụ bám, phô trương ra ngoài… Môn hộ bất ninh chi tượng: tượng nhà cửa không yên.
LÔI PHONG HẰNG. Cửu dã. TRƯỜNG CỬU. Lâu dài, chậm chạp, đạo lâu bền như vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa cố tri, xưa, cũ… Trường cửu chi nghiã: Tượng lâu bền như đạo nghiã
LÔI THỦY GIẢI. Tán dã. NƠI NƠI. Làm cho tan đi, như làm tan sự nguy hiểm, giải phóng, giải tán, loan truyền, tuyên truyền, phân phát, lưu thông, ban rải, ân xá… Lôi vũ tác giải chi tượng: tượng sấm động mưa bay
LÔI SƠN TIỂU QUÁ. Quá dã. BẤT TÚC. Thiểu lý, thiểu não, hèn mọn, nhỏ nhặt, bẩn thiểu, thiếu cường lực… Thượng hạ truân chuyên: trên dưới gian nan, vất vả, buồn thảm.
LÔI ĐỊA DỰ. Duyệt dã. THUẬN ĐỘNG. Dự bị, dự phòng, canh chừng, sớm, vui vầy… Thượng hạ duyệt dịch: tượng trên dưới vui vẻ.
LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG. Chí dã. TỰ CƯỜNG. Ý riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường… Phượng tập đăng sơn: tượng phượng đậu trên núi.
LÔI TRẠCH QUY MUỘI. Tai dã. XÔN XAO. Tai nạn, rối ren, lôi thôi, nữ chi chung, gái lấy chồng… Ác quỷ vi sủng chi tượng: tượng ma quái làm rối.
LÔI HỎA PHONG. Thịnh dã. HÒA MỸ. Thịnh đại, được mùa, nhiều người góp sức… Chí đồng đạo hợp: tượng cùng đồng tâm hiệp lực.
THUẦN CHẤN. Động dã. ĐỘNG DỤNG. Rung động, sợ hãi do chấn động, phấn phát, nổ vang, chấn khởi, chấn kinh… Trùng trùng chấn kinh: khắp cùng dấy động.

 

PHONG THỦY HOÁN. Tán dã. LY TÁN. Lan ra tràn lan, tán thất, trốn đi xa, lánh xa, thất nhân tâm, hao hớt… Thủy ngộ phong tắc hoán tán chi tượng: nước gặp gió thì phải tan, phải chạy.
PHONG SƠN TIỆM. Tiến dã. TUẦN TỰ. Từ từ, thong thả đến, lần lần, bò tới, chậm chạp, nhai nhỏ nuốt vào… Phúc lộc đồng lâm chi tượng: phúc lộc cùng đến.
PHONG ĐỊA QUAN. Quan dã. QUAN SÁT. Xem xét, trông coi, cảnh tượng xem thấy, thanh tra, lướt qua, sơ qua, sơn phết, quét nhà… Vân bình tụ tán chi tượng: tượng bèo mây tan hợp.
PHONG THIÊN TIỂU SÚC. Tắc dã. DỊ ĐỒNG. Lúc bế tắc, không đồng ý nhau, cô quả, súc oán, chứa mội oán giận, có ý trái lại, không hòa hợp, nhỏ nhen… Cầm sắt bất điệu chi tượng: tiếng đờn không hòa điệu.
PHONG TRẠCH TRUNG PHU. Tín dã. TRUNG THẬT. Tín thật, không ngờ vực, có uy tín cho người tin tưởng, tín ngưỡng, ở trong… Nhu tại nội nhi đắc trung chi tượng: tượng âm ở bên trong mà được giữa
PHONG HỎA GIA NHÂN. Đồng dã. NẨY NỞ. Người nhà, gia đinh, cùng gia đình, đồng chủng, đồng nghiệp, cùng xóm, sinh sôi, khai thác mở mang thêm… Khai hoa kết tử chi tượng: trổ bông sinh trái, nẩy mầm.
PHONG LÔI ÍCH. Ích dã. TIẾN ÍCH. Thêm được lợi, giúp dùm, tiếng dội xa, vượt lên, phóng mình tới… Hồng hộc xung tiêu chi tượng: chim hồng, chim hộc bay qua mây mù.
THUẦN TỐN. Thuận dã. THUẬN NHẬP. Theo lên theo xuống, theo tới theo lui, có sự dấu diếm ở trong… Âm dương thăng giáng chi tượng: khí âm dương lên xuống giao hợp.
THỦY SƠN KIỂN. Nạn dã.TRỞ NGẠI. Cản ngăn, chận lại, chậm chạp, què, khó khăn… Bất năng tiến giả chi tượng: không năng đi.
THỦY ĐỊA TỶ. Tư dã. CHỌN LỌC. Thân liền, gạn lọc, mật thiết, tư hữu riêng, trưởng đoàn, trưởng toán, chọn lựa… Khứ xàm nhiệm hiền chi tượng: bỏ nịnh dụng trung
THỦY THIÊN NHU. Thuận dã. TƯƠNG HỘI. Chờ đợi vì hiểm đằng trước, thuận theo, quây quầng, hội tụ, vui hội, cứu xét, chầu về… Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui vẻ hội họp, ăn uống chờ thời.
THỦY TRẠCH TIẾT. Chỉ dã. GIẢM CHẾ. Ngăn ngừa, tiết độ, kềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn… Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước
THỦY HỎA KÝ TẾ. Hợp dã. HIỆN HỢP. Gặp nhau, cùng nhau, đã xong, việc xong, hiện thực, ích lợi nhỏ. Hanh tiểu giả chi tượng: việc nhỏ thì thành.
THỦY LÔI TRUÂN. Nạn dã. GIAN LAO. Yếu đuối, chưa đủ sức, ngần ngại, do dự, vất vả, phải nhờ sự giúp đỡ… Tiền hung hậu kiết chi tượng: trước dữ sau lành.
THỦY PHONG TỈNH. Tịnh dã. TRẦM LẶNG. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng… Kiền Khôn sất phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại.
THUẦN KHẢM. Hãm dã. HÃM HIỂM. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kềm hãm, thắng… Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.

 

SƠN ĐỊA BÁC. Lạc dã. TIÊU ĐIỀU. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm… Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.
SƠN THIÊN ĐẠI SÚC. Tụ dã. TÍCH TỤ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành… Đồng loại hoan hội : đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ.
SƠN TRẠCH TỔN. Thất dã. TỔN HẠI. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại… Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn
SƠN HỎA BÍ. Sức dã. QUANG MINH. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng… Quang minh thông đạt: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.
SƠN LÔI DI. Dưỡng dã. DUNG DƯỠNG. Chăm lo, tu bổ, càng thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người… Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi.
SƠN PHONG CỔ. Sự dã. SỰ BIẾN. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm… Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
SƠN THỦY MỘNG. Muội dã. BẤT MINH. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm, phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch… Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng bốn mặt.
THUẦN CẤN. Chỉ dã. NGƯNG NGHỈ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ… Thủ cựu đãi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.
ĐỊA THIÊN THÁI. Thông dã. ĐIỀU HÒA. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc… Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa.
ĐỊA TRẠCH LÂM. Đại dã. BAO QUẢN. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu… Quân tử dĩ giáo tư: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc dân vô bờ bến.
ĐỊA HỎA MINH SẢNG. Thương dã. HẠI ĐAU. Thương tích, bịnh hoạn, buồn lo, đau lòng, ánh sáng bị thương… Kinh cức mãn đồ chi tượng: gai góc đầy đường.
ĐỊA LÔI PHỤC. Phản dã. TÁI HỒI. Lại có, trở về, bên ngoài, phản phục… Sơn ngoại thanh sơn: tượng ngoài núi lại còn có núi
ĐỊA PHONG THĂNG. Tiến dã. TIẾN THỦ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà… Phù giao trực thượng chi tượng: chòi đạp để ngoi lên trên.
ĐỊA THỦY SƯ. Chúng dã. CHÚNG TRỢ. Đông chúng, vừa làm thầy, vừa làm bạn, học hỏi lẫn nhau, níu nắm nhau qua truông, nâng đỡ… Sĩ chúng ủng tòng chi tượng: tượng chúng ủng hộ nhau.
ĐỊA SƠN KHIÊM. Thoái dã. CÁO THOÁI. Khiêm tốn, nhún nhường, khiêm từ, cáo thoái, từ giã, lui vào trong, giữ gìn, nhốt vào trong, bế cửa… Thượng hạ mông lung: tượng trên dưới hoang mang.
THUẦN KHÔN. Thuận dã. NHU THUẬN. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo lẽ, chịu lấy… Nhu Hanh Lợi Trinh chi tượng: vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành

 

V. ỨNG DỤNG DỊCH LÝ VIỆT NAM

Bảo vật vô giá này là 1 cái biết khắp muôn trùng. Bạn nào có tính hay tò mò muốn nhìn biết được tất cả mọi việc khắp mọi nơi thì Dịch sẽ trả lời tất cả. Lúc nào cần bạn cứ mở ra thì biết liền và có thể hay biết được nhiều điều lạ lùng. Muốn đến được tinh diệu thì phải biết thích nghi trên mọi hoàn cảnh, mọi vật, mọi việc. Trước hết chỉ nói Dịch do Chánh quái tinh vi rồi, hãy tập nói Chánh và Biến. Sau cùng đã nhuần nhã về Chánh và Biến rồi thì tới Tam quái (Chánh Hộ Biến) liên quan.

1. Nói Dịch do Chánh quái

Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi bộ ngừng lại tại một cổng xe lửa vì có một chiếc xe sắp chạy ngang đó.

Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hay là có người quen hỏi rằng: Tiên sinh hãy nói xem chiếc xe loại nào sắp chạy ngang qua đây. Biết rằng trên đường rầy có 2 loại xe: Một chiếc xe sạch sẽ và một chiếc không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra Dịch tượng là Thuần Đoài như sau:

Năm Tuất               11

Tháng Giêng      +    1

Ngày mùng              6

           18    :   8  =   8  x  2  +  2        —>   2 :      (Thượng quái)     

Giờ Mùi             +   8

                          26    :  8 =  8 x  3 + 2       —>   2:               (Hạ quái )

Xét ý nghĩa Thuần Đoài là Duyệt dã, Đẹp đẽ nên đoán rằng chuyến xe sắp chạy ngang qua thuộc loại đẹp, mà hễ đẹp là ẩn cái nghĩa Sạch sẽ mới có nghĩa Đẹp.

Ví dụ 2: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng lại tại cổng xe lửa này mà bạn tính ra Dịch tượng là Hỏa Phong Đỉnh và trên đường rầy có hai loại xe: 1 loại thuộc về chụm lửa, 1 loại thuộc về điện lực.

Với Dịch tượng là Hỏa Phong Đỉnh chúng ta có thể đoán ra chiếc xe sắp chạy ngang là loại Chụm Lửa.

Ví dụ 3: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng lại tại cổng xe lửa khi bạn tính ra Dịch tượng là Trạch Hỏa Cách thì bạn biết là nó Đổi đầu máy hoặc đem đầu máy này về để đầu máy khác Thay Thế.

Ví dụ 4: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng lại tại cổng xe lửa khi tính ra Dịch tượng là Hỏa Sơn Lữ thì bạn biết là xe lửa chở Hành khách.

2. Quan trọng về hào động.

Bữa nọ lòng bạn muốn tìm một đề mục trong quyển tập có 74 trang, tức mình tìm hoài không biết nó ở khoảng trang thứ mấy. Bạn tính ra như sau:

Dịch tượng là Thiên Sơn Độn động hào tam. Xét thấy hào tam là Hạ quái, mà quái thì có 6 hào. Tập sách có 74 trang.

Trước hết bạn lấy 74 trang chia cho 6 hào thì bạn được: 74 : 6 = 12 (còn dư 2)

Nếu bạn cẩn thận hơn thì nên chia con số 74 trang ấy ra làm 2 phần: 1 phần thuộc về Thượng quái, còn 1 phần thuộc về Hạ quái, thì bạn được Thượng quái 37 trang và Hạ quái 37 trang.

Thứ đến bạn lấy số 37 ấy chia làm 3, tức là chia cho 3 hào, thì bạn sẽ được con số

12 còn dư 1. Số 1 này là của chung 3 hào, bạn để riêng ra.

Giả sử kế đó bạn lại đem con số 12 đó chia cho 3 hào nữa thì bạn sẽ được con số 4. Khi còn sít soát với 3 hào thì đừng chia nữa.

Khi nãy bạn chia số 37 cho 3 hào thì bạn được con số 12 còn dư 1. Bây giờ bạn muốn cho chính chắn thì hãy nhập con số 1 còn dư khi nãy với con số 4, vậy thì bạn được tất cả là 5 trang trong tập sách. Nhưng thật ra không phải trọn đủ 5 trang. vì nếu đúng theo lẽ thì con số dư 1 đã bị chia thành ra là 0,3333.

Trở lại vấn đề bạn có 5 trang nhưng thật ra không trọn đủ 5 trang. Bây giờ ta tạm nói là 5 trang như vậy từ trang 37 đến trang 41 có cái đề mục của mình muốn tìm.

Chớ nên thỏa mãn, bạn hãy trở về quái lý là Thiên Sơn Độn, bạn hiểu nghĩa là Ẩn Trốn. Vậy thì nó là 38, 39, 40. Lại trở về quái lý nhỏ hơn nữa với cái Lý Độn thì bạn biết nó là trang 39. Xong rồi lại trở về cái Lý Độn nhỏ nữa thì bạn sẽ biết cái đề mục ấy nó ở đầu trang hay cuối trang mà nó phải ở khoảng Giữa trang.

Lại trở về cái Lý độn nhỏ hơn nữa thì bạn sẽ biết là cái đề mục ấy thụt vô 1 chút vì chấm xuống hàng.

3. Nói Dịch do Chánh quái và Biến quái.

Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi đường, bị ngừng lại tại cổng xe lửa. Vì có 1 chiếc xe sắp chạy ngang qua trên đường rầy. Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hoặc có người quen hỏi đố rằng: Tiên sinh hãy nói thử coi loại xe nào sắp chạy ngang qua đây. Biết rằng: Trên đường rầy có 2 loại xe: 1 loại xe sạch sẽ và 1 loại xe không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra Dịch tượng là Thuần Đoài động hào nhị, biến quái là Trạch Lôi Tùy.

Bạn nói ngay là Xe đẹp, Di động (Di chuyển).

Ví dụ 2: Cũng bị ngừng lại tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch tượng là Hỏa Phong Đỉnh động hào ngũ, biến ra Thiên Phong Cấu.

Bạn nói ngay là đầu máy Chụm lửa có Móc nối (các toa xe).

Ví dụ 3: Cũng bị ngừng lại tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch tượng là Hỏa Sơn Lữ, động hào sơ biến ra Thuần Ly.

Bạn nói ngay là hôm nay nó chở Hành khách Nhà binh vì quẻ Ly là Quân nhân. Nhưng người học Dịch phải biết Thích nghi với hoàn cảnh xã hội, thời đại, tùy Thời mà biến Dịch thì mới có một sức hiểu biết phi thường là Đạo Biến thông Thiên địa, Cảm thông cùng tất cả muôn loài vạn vật hợp cùng Trời Đất quỷ thần, mà không bị sai trật. Ví dụ như quẻ Lữ biến ra Thuần Ly đó, nhằm sự thích nghi của nó thì bạn  lại nói rằng: hôm nay có chở khách văn nhân. Đó là sự huyền diệu của Dịch, học giả phải Biết Biến thông, mới nói Dịch đúng được.

4. Liên quan giữa Chánh, Hộ, và Biến quái.

Chánh Hộ Biến có liên quan mật thiết với nhau thành 1 cục diện diễn biến cũng như 1 sự việc của chúng ta ở ngoài đời khi đã có Khởi đầu cuộc thì ắt phải có Trung cuộc và Kết cuộc. Lý đương nhiên của mọi vật mọi việc đều như vậy, cho nên người học Dịch không được phép bỏ qua các ý tượng của tam quái.

Ví dụ 1:  Đang ở nhà được 1 điện tín báo rằng:” Chồng em chết đem xuống 2.000 $”. Nếu chúng ta không học Dịch thì điện tín ấy đã mang cho chúng ta một không khí buồn lo trong gia đình. Ngược lại khi đã học Dịch rồi thì chúng ta mở Dịch ra xem, được Dịch tượng

Ta dùng cái lý ấy mà tan vào bức điện tín kia thì sự thật chồng của em mình đâu có chết, nó chỉ là Loan tin để cho mình đến mà Giúp đỡ nó.

Khi chúng ta đã lĩnh hội được lý của Dịch; rồi dùng xài với tấm lòng Vô tư thì có lúc, thoát khòi được việc bí ẩn muốn đánh lạc hướng chúng ta.

Ví dụ 2:  Có người đến khóc lóc: “Con tôi nó đã bị bắt “. Người học  Dịch không được phép hoang mang theo lời nói hoặc sự khóc lóc của họ, mà phải cầm lòng cầm trí trang Dịch tượng thì thấy:

Thủy Sơn Kiển; Hỏa Thủy Vị Tế; Thủy Hỏa Ký Tế. Ý nghĩa là Trở ngăn, Thất bác, Hợp cùng.

Kế đó đem tan cái ý nghĩa ấy vào việc người bị bắt là bị Chận không cho Gặp nhau Hợp nhau. Gặp người thông minh (học Dịch) thì thấy rõ đầu đuôi câu chuyện như sau: Phải rồi, nó Chận bắt con bà trước cửa (Trở ngăn) lúc Chưa kịp (Thất bác) Bước vào nhà (Hợp cùng). Cho nên, dầu vậy con bà cũng vẫn xin phép vào nhà được và báo tin mình bị chận bắt trước cửa. Cũng thể theo lý ấy bằng: một Tinh thần Vô tư, chúng ta nói rằng: Bà hãy nén lòng chờ đợi, vì có sự Cản ngăn (Trở ngăn) nhưng con bà phải Vắng mặt ít hôm (Thất bác) rồi sẽ đươc thả ra mà Trở về (Hợp cùng).

Quả nhiên vài ngày sau trở về.

Ví dụ 3:  Bạn ngồi nhà nghe tin có hội thể thao bóng tròn ngoại quốc sẽ đến đấu giao hữu với hội nhà ngày nào đó. Trang được Dịch tượng:

Trạch Sơn Hàm, Thiên Phong Cấu, Trạch Hỏa Cách nghĩa là Thụ cảm, Cấu kết, Thay đổi.

Bạn có thể Hội ý, rồi hoà nhã mà nói rằng: tôi cho tin ấy là không chắc vì rồi đây có sự Thay đổi. Quả nhiên thiên hạ được tin (Thụ cảm) về công cuộc gặp gỡ của 2 hội bóng tròn (Cấu kết) xin dời lại qua ngày khác (Đổi thay).

5. DỊCH LÀ TẤT CẢ

*  Một Dịch tượng nói cho nhiều việc

Ví dụ 1:  Có 1 tướng lãnh nói rằng:” Bộ tham mưu đề cử tôi xuất binh ra trận chuyến này. Vị tướng muốn biết kết quả cuộc hành quân sẽ đi về đâu. Trang được

Dịch tượng: Điạ Hoả Minh Sảng; Lôi Thuỷ Giải; Điạ Lôi Phục. Ý là  Hại đau, Nơi nơi, Trở lại

Người học Dịch nhìn hiểu quái tượng như vậy thì có thể đoán rằng: Chuyến đi thì không sao nhưng có lẽ bị Thương tích (Hại đau) trên bước đường Trở về (Trở lại).

Quả thật vị tướng bị bích kích pháo (Hại đau) chỗ giáp mối nước của các kinh rạch lưu thông (Nơi nơi) trong khi trở về (Trở lại).

Ví dụ 2:  Tôi thường đến nhà một người bà con, bỗng nhiên một hôm nghe người bà con nói rằng: Tôi trông chờ chú đến để hỏi chú một việc, vậy mà bây giờ gặp chú thì tôi lại quên, không nhớ ra việc gì. Tôi mở quẻ ra xem cũng là: Hại Đau, Nơi Nơi, Trở Lại. Rồi tùy theo tình trạng cá nhân, tôi nói: Phải chăng cháu muốn hỏi chú về bịnh hoạn của cháu (Hại đau) món thuốc để trị về huyết quản lưu thông (Nơi nơi) để bồi bổ lại sức khỏe (Trở lại).

À đúng rồi! Sao chú biết!

Ví dụ 3:  Cùng Dịch tượng Hại Đau, Nơi Nơi, Trở Lại áp dụng vào một trường hợp như sau: Có người bạn là Nhà Thương mại ở đô thành đến chơi cùng nhau đàm đạo. Sau khi câu chuyện đã gần tàn bỗng nhiên hỏi rằng: “Người học Dịch như anh có thể biết được hiện giờ tại nhà tôi có việc gì xảy ra không?” Tôi liền lấy được Dịch tượng như trên: Hại Đau, Nơi Nơi, Trở Lại và áp dụng vào hoàn cảnh đô thành thương mại ban đêm, theo thời đại hiện hữu và bảo rằng: ” Có bóng đèn không cháy (Hại đau) nơi bảng quảng cáo của anh (Nơi nơi) mới vẽ lại đó (Trở lại)”.

Quả nhiên anh ta trở về nhà lấy làm lạ, vì thấy y như thế.

*  Nhiều Dịch tượng nói cho 1 việc

Có 1 văn phòng thương mại (VPTM) của 1 tư nhân đã cất trên 1 khoảng đất dính liền với nhiều căn khác.

Bữa nọ người chủ văn phòng thương mại ấy nói chuyện với nhà Dịch học, người học Dịch mở quẻ ra xem được quẻ nào đó… Đến vài hôm sau lại hỏi chuyện về văn phòng ấy nữa, người học Dịch mở quẻ ra xem lại và được quẻ khác. Như thế kết qủa sự việc lại thay đổi hay sao?

Để trả lời câu chuyện ngộ nghĩnh này là số phận của 1 văn phòng thương mại vẫn còn ở vị trí cũ. Thế mà ở trong Dịch lại đổi chỗ của nó, thật là vui lạ. Chắc quý vị rất tức cười trước khi đọc, có lẽ cho là vô lý, mà thực ra chính lý, chúng ta và muôn loài cũng bị đổi chỗ như thế mà không hay biết. Chúng ta ai ai cũng đều có thể cả tiếng lên rằng: Tôi là người, là thông thái, là bác học, là chúa tể muôn loài. Tôi có quyền thế, tôi có đất, tôi cất nhà trên đất tôi, vị trí tôi đã đặt ai đổi chỗ được, nếu tôi không phá hủy, tôi không đổi nó, vậy thì ai đổi nó, sức huyền diệu nào dẫn dắt ta? Hành động nào chỉ huy ta và cả vũ trụ?

Đáp rằng: chúng ta chúng ta và muôn loài vạn vật có biết đâu trong cái tôi nhỏ nhít ấy hằng giây hằng phút, hằng vô giây; còn có cái Lý Động Tĩnh đổi ta, đổi cả nhà ta và thân xác ta ra thế khác, chi phối khắp nơi cùng tất cả muôn loài vạn vật đều bị Lý Động Tĩnh chỉ huy.

Đây là câu chuyện văn phòng thương mại bị DỊCH đổi chỗ của nó mà nó vẫn trơ trơ chỗ cũ.

Trang quẻ lần 1 được Thiên Sơn Độn, Thiên Phong Cấu, Hỏa Sơn Lữ. Lý Vô tư đọc lên là Lui ẩn, Câu kết, Đỗ nhờ.

Nhà Dịch học nói rằng: VPTM ấy lui thụt (Lui ẩn) mà dính liền vách (Câu kết) với cái khách sạn (Đỗ nhờ).

Trang quẻ lần 2 cách vài hôm sau được: Hỏa Sơn Lữ, Trạch Phong Đại quá, Thiên Sơn Độn. Lý Vô tư đọc lên là Đỗ nhờ, Cả quá, Lui ẩn.

Nhà Dịch học nói rằng: Khách sạn (Đỗ nhờ) xây cất to quá (Cả quá) mà thành ra khuất ẩn văn phòng thương mại (Lui ẩn).

quẻ lữ - độn

Trang quẻ lần thứ nhất ta thấy văn phòng thương mại Ẩn lui vào Liền vách với Quán trọ.

Trang quẻ lần thứ hai thì ta thấy Quán trọ To quá làm Khuất văn phòng thương mại. Nhưng tựu trung đều đúng cả, 2 cái mới sinh ra Lý , Lý là khởi ở từ có 2 cái.
[/toggle]

VI. LỜI TRI ÂN

VIỆT DỊCH CHÁNH TÔNG ra đời là đánh dấu một bước tiến của KỶ NGUYÊN DỊCH LÝ VIỆT NAM, là khởi đầu cho tài liệu của KỶ NGUYÊN TIÊN HẬU THIÊN TRÍ TRI Ý THỨC bước vào quảng đại quần chúng.

Hội chúng tôi thầm nghĩ rằng: bá tánh trong dân chúng Việt Nam sẽ dễ dãi và thông cảm cho bộ mặt nghèo nàn của quyển sách này, vì hễ bộ sách nào thuần túy của dân tộc VIỆT NAM thì ắt cũng có một bộ mặt gần gần như vậy, nhứt là những bộ sách thuộc loại QUẬT CƯỜNG, chưa vong bổn, chưa bị bàn tay lông lá của ngoại bang gấm ghé thì trong giai đoạn đầu dĩ nhiên không cần đẹp đẽ.

Kể từ năm ẤT TỊ (1965) là nguyên niên VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI  tựu thành, với tôn chỉ khôi phục nền VĂN MINH ÂM DƯƠNG HỌC VIỆT NAM  ngàn xưa, và đề ra HỌC THUYẾT ĐỒNG NHI DỊ, khai mở KỶ NGUYÊN MỚI cho nhân loại, đến nay là năm TÂN HỢI (1971) đã được đa số nam nữ trẻ già VIỆT NAM lần lượt thi ân bố đức để duy trì cho Ngôi nhà Dịch Lý Việt Nam hoàn thành các tài liệu Sơ, Trung, Thượng và Thái Thượng Đẳng chỉ đủ cho các học viên đến với Hội mà thôi, và chưa có cách nào để hình thành một quyển sách được. Nay nhờ sự nối tiếp tích cực thi ân bố đức của học viên Đỗ Văn Trường và ông Phan Văn Minh chủ nhà in Thanh Tâm mà cuốn sách Việt Dịch Chánh Tông mới thành hình. Hội chúng tôi thành thật biết ơn cũng như bá tánh sẽ thầm cám ơn các bạn.

Tóm lại nói lên điều này như là ghi dấu biết ơn tất cả công lao của mọi thiện chí xa gần kể từ năm Ất Tị (1965) đến nay là mùa thu năm Tân Hợi (1971) đã được nói tiếp một cách khéo léo đáng mừng, đó là nỗi vui chung trong gia đình VNDLH chúng ta đó vậy.

Trân trọng kính bút,

HỘI TRƯỞNG VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI

 

VII. LÝ SINH KHẮC TRONG 64 Ý TƯỢNG

Để giải đáp thắc mắc của đa số học viên hỏi: Tại sao một Dịch Tượng xem ra tốt mà lại xấu, xấu mà lại tốt ? và không biết xảy ra cho mình hay cho người hoặc cho vật khác ?

Sau đây là Bảng Ý thức Chính xác Cương vị của mình trong một sự việc luôn luôn có 4 chiều:

 Khi ta động thì có 2 chiều: Ta sinh hoặc Ta khắc Kẻ khác.

Khi ta tĩnh cũng có 2 chiều: Kẻ khác hoặc sinh hoặc khắc Ta.

Trong kiếp sinh thành của con người và muôn vật lúc nào cũng chỉ là Động Tĩnh? Có lúc chúng ta Tự Động, có lúc Bị Động hoặc Thọ Động.

Chúng ta không nên thiên chấp lý luận một chiều. Một dịch tượng chẳng xấu cũng chẳng tốt. Tốt xấu là tùy theo từng việc, từng vấn đề riêng tư của Ta mà thôi. Còn Dịch Lý thì Vô Tư. Lý luận Bị hay Được, đó là do chủ quan của mỗi Người. Mong các bạn nhận định cho kỹ.

Để các bạn dễ hiểu về Lý Sinh Khắc trong 64 ý tượng, chúng tôi trình bày dưới đây

64 bài mẫu với ý tượng chưa được biến thông. Chúng tôi mong rằng khi các bạn học Dịch khá rồi thì sẽ tự biến thông các ý tượng sao cho hợp tình, hợp lý hơn, chớ không phải học thuộc lòng những bài mẫu này.

1.    KHÔN:             Thuận dã là mềm mỏng.

  • Ta bị nhu nhược. Ta được sự nhu thuận. (Ta tĩnh)
  • Ta mềm mỏng với kẻ khác. Ta nhu nhược với kẻ khác. (Ta động)

2.    PHỤC:              Phản dã là trở lại, tái hồi.

  • Ta bị phản hồi. Ta được sự trở về.
  • Ta phục hưng cho kẻ khác. Ta phản bội kẻ khác.

3.    LÂM:                Đại dã là lớn ở trên soi xuống.

  • Ta bị giáo hoá. Ta được giáo dục.
  • Ta giáo tư, dung chở cho kẻ khác. Ta tự đại với kẻ khác.

4.    THÁI:                Thông dã là hanh thông.

  • Ta bị thông tri. Ta được thông hiểu.
  • Ta khai thông cho kẻ khác. Ta thông thạo hơn người.

5.    ĐẠI TRÁNG:            Chí dã là chí khí bền.

  • Ta bị lập nên. Ta có được chí khí.
  • Ta chí chính cho kẻ khác. Ta hùng tráng với kẻ khác.

6.    QUẢI:               Quyết dã là quyết đoán, dứt khoát.

  • Ta bị dứt quyết. Ta được sự quyết định.
  • Ta dứt khoát, phán cho kẻ khác. Ta cương quyết cắt đứt kẻ khác.

7.    NHU:                 Thuận dã là chờ đợi nhu cầu.

  • Ta bị nghiệm xét. Ta được cứu xét.
  • Ta nghiên cứu cho kẻ khác. Ta nghiệm xét kẻ khác.

8.  TỶ:                     Thân dã, tư dã là hân hoan, thân liền.

  • Ta bị tư thân. Ta được tư thân.
  • Ta cầu thân với kẻ khác. Ta cởi bỏ mọi người.

9.  THUẦN CẤN:                 Chỉ dã là ngăn giữ.

  • Ta bị ngăn chặn. Ta được ngăn chặn.
  • Ta ngăn ngừa cho kẻ khác. Ta ngăn giữ kẻ khác.

10. BÍ:                      Sức dã là trang sức, thông suốt.

  • Ta bị thấu suốt. Ta được sáng suốt.
  • Ta sáng tỏ cho kẻ khác. Ta đả thông kẻ khác.

11. ĐẠI SÚC:          Tụ dã là chứa lớn.

  • Ta bị tích tụ. Ta được tích tụ.
  • Ta nuôi chứa kẻ khác. Ta dồn tụ kẻ khác.

12. TỔN:                 Thất dã, hao tổn, thất bác.

  • Ta bị hao tổn. Ta được ban bố.
  • Ta ban bố cho kẻ khác. Ta tổn hại kẻ khác.

13. KHUỂ:              Quai dã là trái lìa, nhờ vã lẫn nhau.

  • Ta bị hổ trợ. Ta được hổ trợ.
  • Ta hổ trợ cho kẻ khác. Ta được thế lực hùng hổ với kẻ khác.

14. LÝ:                    Lễ dã là lễ phép, hệ thống qui.

  • Ta bị theo phép. Ta được lễ kính.
  • Ta lể kính kẻ khác. Ta bắt lỗi kẻ khác.

15. TRUNG PHU:   Tín dã là tín cẩn.

  • Ta bị ủy nhiệm. Ta được tín nhiệm.
  • Ta tin tưởng kẻ khác. Ta ủy nhiệm kẻ khác.

16. TIỆM:                Tiến dã là tiến bộ lần lần.

  • Ta bị tuần tự. Ta được tiệm tiến.
  • Ta thứ tự cho kẻ khác. Ta chậm chạp và trật tự kẻ khác.

17. THUẦN KHẢM:             Hãm dã là hiểm nguy, bắt buộc.

  • Ta bị hãm hiểm. Ta được kềm hãm.
  • Ta chịu sự kềm hãm cho kẻ khác. Ta đóng khung kẻ khác.

18. TIẾT:                 Chỉ dã là chừng mực, hạn chế.

  • Ta bị hạn chế. Ta được hạn chế.
  • Ta tiết kiệm cho kẻ khác. Ta tiết chế kẻ khác.

19. TRUÂN:            Nạn dã là khó khăn, trở ngại.

  • Ta bị gian nan. Ta được cứu khổ.
  • Ta truân chuyên vì kẻ khác. Ta gây gian truân kẻ khác.

20. KÝ TẾ:              Hợp dã là hợp pháp.

  • Ta bị hợp cùng. Ta được hiệp nhau.
  • Ta hợp lý cho kẻ khác. Ta cấu hợp kẻ khác.

21. CÁCH:               Cải dã là thay đổi.

  • Ta bị cải biến. Ta được hoán cải.
  • Ta hoàn thiện cho kẻ khác. Ta biến chế kẻ khác.

22. PHONG:             Thịnh dã là thịnh đại, lớn.

  • Ta bị đồng hóa. Ta được hòa đồng.
  • Ta hòa đồng với kẻ khác. Ta đồng hóa với kẻ khác.

23. MINH SẢNG:           Thương dã là bị thương.

  • Ta bị thương. Ta được thương hại.
  • Ta đau thương vì kẻ khác. Ta gây tang thương cho kẻ khác.

24. SƯ:                     Chúng dã, ủng hộ nhau, nhiều người.

  • Ta bị áp chúng. Ta được chúng ủng hộ.
  • Ta ủng hộ kẻ khác. Ta được chúng ủng hộ.

25. TỐN:                  Nhập dã là thuận, vào ở trong.

  • Ta bị sát nhập. Ta được gia nhập.
  • Ta thuận nhập,vào ra với kẻ khác.Ta du nhập,đột nhập kẻ khác

26. TIỂU SÚC:         Tắc dã là chứa góp ít.

  • Ta bị cô đơn. Ta được riêng ý.
  • Ta độc đáo vì kẻ khác. Ta cô lập hay là bất điệu với kẻ khác.

27. GIA NHÂN:       Đồng dã là cùng nhau.

  • Ta bị thêm người. Ta được sinh sôi nẩy nở.
  • Ta sinh sôi cho kẻ khác. Ta đồng hóa kẻ khác làm gia đinh.

28. ÍCH:                    Ích dã là tăng thêm, ích lợi.

  • Ta bị lợi dụng. Ta được lợi ích.
  • Ta ban lộc cho người. Ta lợi dụng kẻ khác.

29. VÔ VỌNG:        Thiên tai dã là tai nạn tự nhiên.

  • Ta bị xâm lấn. Ta được xâm phạm.
  • Ta chịu sự xâm nhập. Ta xâm phạm kẻ khác.

30. PHỆ HẠP:           Khiết dã là cắn hợp, hỏi han.

  • Ta bị đay nghiến. Ta được cắn hợp.
  • Ta chịu sự dày xéo. Ta đay nghiến kẻ khác.

31. DI:                       Dưỡng dã là chăm lo, nuôi nấng.

  • Ta bị an nghỉ. Ta được bồi dưỡng.
  • Ta bổ dưỡng cho kẻ khác. Ta an nghỉ kẻ khác.

32. CỔ:                     Sự dã là cớ sự, việc.

  • Ta bị cớ sự. Ta được cớ sự,
  • Ta chịu cớ sự cho kẻ khác. Ta gây cớ sự với kẻ khác.

33. THUẦN CHẤN:                Động dã là chấn động, dấy khởi.

  • Ta bị kinh động. Ta được dấy động.
  • Ta hoạt động cho kẻ khác. Ta gây kinh động cho kẻ khác.

34. DỰ:                      Duyệt dã là phòng bị, vui vẻ.

  • Ta bị múa rối. Ta được vui động.
  • Ta động vui cho kẻ khác. Ta múa rối, rộn tan kẻ khác.

35. GIẢI:                    Thuận dã là phân tán, cởi mở, giải đãi.

  • Ta bị phân tán. Ta được phóng thích.
  • Ta phóng thích cho kẻ khác.

36. HẰNG:                 Cửu dã là lâu, bền vững.

  • Ta bị kéo dài. Ta được bền vững.
  • Ta bền chặt với kẻ khác. Ta đeo theo kẻ khác.

37. THĂNG:               Tiến dã là vọt lên, đi không trở lại.

  • Ta bị hối hả. Ta được mau chóng.
  • Ta sốt sắng cho kẻ khác. Ta hối thúc kẻ khác.

38. TỈNH:                   Tịnh dã là trầm lặng, sâu.

  • Ta bị dìm sâu. Ta được yên lặng.
  • Ta đem sự bình an cho kẻ khác. Ta dìm sâu kẻ khác.

39. ĐẠI QUÁ:            Quá dã là nhiều quá, thái quá.

  • Ta bị qúa đỗi. Ta được tích cực.
  • Ta tích cực cho kẻ khác. Ta qúa độ với kẻ khác.

40. TÙY:                     Thuận dã là theo.

  • Ta bị lệ thuộc. Ta được tùy nghi.
  • Ta chìu chuộng kẻ khác. Ta lệ thuộc hóa kẻ khác.

41. THUẦN LY:                        Lệ dã là sáng sủa, bám vào, phụ vào.

  • Ta bị tranh sáng. Ta được sáng sủa.
  • Ta sáng tỏ cho kẻ khác. Ta tranh sáng với kẻ khác.

42. LỮ:                        Khách dã là khách, ở trọ, lữ thứ.

  • Ta bị lang thang. Ta được khách qúy.
  • Ta bằng lòng cho ở đỗ. Ta tá ngụ nhà người.

43. ĐỈNH:                    Định dã là nung nấu, úng đúc.

  • Ta bị nung nấu. Ta được ung đúc.
  • Ta ung đúc kẻ khác. Ta nung đốt kẻ khác.

44. VỊ TẾ:                    Thất dã là thất bác, dỡ dang.

  • Ta bị dở dang. Ta nhờ sự dở dang.
  • Ta thất bác cho kẻ khác. Ta phá hỏng kẻ khác.

45. MÔNG:                 Muội dã là mờ mịt, tối tăm.

  • Ta bị ám muội. Ta được sự ám muội.
  • Ta che đậy mờ ám cho kẻ khác. Ta bất minh với kẻ khác.

46. HOÁN:                   Tán dã là tan ra, lìa tan.

  • Ta bị xa lánh. Ta được xa lánh.
  • Ta phi tang cho kẻ khác. Ta tan biến kẻ khác.

47. TỤNG:                   Luận dã là luận bàn, kiện cáo.

  • Ta bị tranh tụng. Ta được sự biện minh.
  • Ta biện luận cho kẻ khác. Ta gây gỗ kiện tụng kẻ khác.

48. ĐỒNG NHÂN:        Thân dã là gần gũi,cùng chung với người khác.

  • Ta bị yêu chuộng. Ta được sự đồng ý.
  • Ta biểu đồng tình với kẻ khác.Ta ngang hàng thất kính kẻ khác.

49. THUẦN ĐOÀI:                     Duyệt dã là vui lòng, hiện đẹp.

  • Ta bị đùa cợt. Ta được vui đẹp.
  • Ta vui đẹp cho kẻ khác. Ta cười chê, đùa cợt kẻ khác.

50. KHỐN:                   Nguy dã là lo âu, nguy khốn.

  • Ta bị nguy khốn. Ta được lo lắng.
  • Ta lo lắng cho kẻ khác. Ta làm nguy khốn kẻ khác.

51. TỤY:                       Tụ dã, tụ họp, tụ lại mà không đi.

  • Ta bị trưng tập. Ta được tụ tập.
  • Ta cổ động cho kẻ khác. Ta trưng tập kẻ khác.

52. HÀM:                      Cảm dã là cảm xúc.

  • Ta bị cảm động. Ta được cảm tương.
  • Ta tương cảm đến kẻ khác. Ta làm xúc động kẻ khác.

53. KIỂN:                      Nạn dã là hoạn nạn, khó khăn.

  • Ta bị trở ngại. Ta được sự ngăn trở.
  • Ta ngăn ngừa cho kẻ khác. Ta chướng ngại kẻ khác.

54. KHIÊM:                   Thoái dã là lui lại, nhún nhường.

  • Ta bị miệt thị. Ta được nhún nhường.
  • Ta khiêm tốn với kẻ khác. Ta miệt thị kẻ khác.

55. TIỂU QUÁ:             Quá dã là nhỏ quá, thiểu lý.

  • Ta bị hèn hạ. Ta được phận mọn.
  • Ta đoái hoài đến kẻ khác. Ta phiền nhiễu kẻ khác.

56. QUI MUỘI:             Tai dã là tai nạn, rối ren.

  • Ta bị đẹp động. Ta được đẹp động.
  • Ta chịu sự rối ren cho kẻ khác. Ta khuấy rối kẻ khác.

57. THUẦN KIỀN:                      Kiện dã là mạnh mẽ.

  • Ta bị sức mạnh. Ta được lớn mạnh.
  • Ta hùng mạnh cho kẻ khác. Ta cường bạo với kẻ khác.

58. CẤU:                       Ngộ dã là gặp gỡ.

  • Ta bị bắt gặp. Ta được cấu kết.
  • Ta mai mối cho kẻ khác. Ta bắt gặp kẻ khác.

59. ĐỘN:                       Thoái dã là lui ẩn, trốn đi.

  • Ta bị ẩn trốn. Ta được ẩn trốn.
  • Ta che dấu cho kẻ khác. Ta ẩn trốn kẻ khác.

60. BĨ:                            Tắc dã là bế tắc.

  • Ta bị bế tắc. Ta được sự bế tắc.
  • Ta bế tắc cho kẻ khác. Ta tắc nghẽn kẻ khác.

61. QUÁN:                    Quan dã là xem xét, quan sát.

  • Ta bị quan sát. Ta được xem xét.
  • Ta trông nom cho kẻ khác. Ta quan sát kẻ khác.

62. BÁC:                        Lạc dã là bớt, lột mất.

  • Ta bị lột xác. Ta được xoá mờ.
  • Ta xoá nhòa cho kẻ khác. Ta lột xác kẻ khác.

63. TẤN:                        Tiến dã là đến hay đi, tiến tới.

  • Ta bị đi. ta được đến.
  • Ta hiện diện cho kẻ khác. Ta xuồng xã đến kẻ khác.

64. ĐẠI HỮU:                Khoan dã là cả có.

  • Ta bị trùng điệp. Ta có được nhiều.
  • Ta phong phú cho kẻ khác. Ta đa sự với kẻ khác.
[/toggle]

VIII. BIẾN THÔNG THIÊN ĐỊA TẤT YẾU

Phàm người học Dịch đều nên biết (Tất yếu): Mỗi vật đều có một thân hình, mỗi thân hình đều có âm dương, thượng hạ, tả hữu. Khi một dịch tượng đã tính xong là sáu vạch. Thành sáu vạch là thành một Quái Lý, Quái Tượng. Quái Lý đó đối với người nói Dịch, học Dịch, giảng Dịch, thường thường phải ví như là một trạng thái, một cảnh huống, một sự kiện, một khí vận, một vận thế…

Dịch Học Sĩ phải nhân Quái Lý ấy mà Điều lý trên bất cứ vấn đề nào, có Biến thông được như vậy thì mới rõ được Cơ vi Động tĩnh khắp muôn phương. Chỉ có một Quái Lý rồi người học Dịch đem Quái Lý đó soi vào trên mọi sự, vật, việc mà Hội lý Quán thông. Biến thông thấy biết được là do ở Lòng Vô tư. Vô tư có được là do ở Tu tâm Dưỡng tánh, càng trau dồi thì Đức Thần Minh càng tỏ rạng, có thể thấu suốt muôn trùng. Muốn thấu suốt muôn trùng thì trước phải học biết cho rõ Nghĩa Lý của mỗi Quái Tượng (Dịch tượng). Mỗi ngày phải theo dõi quái nghĩa để nhìn biết hiện tượng, Ý tượng của quái lý mỗi giờ mỗi khác. Nhiều ngày như vậy thì mở rộng được kiến thức. Người đời khó đạt được Dịch là tại chẳng Học Dịch lý, mà lại chỉ Học Từ chương Chết nghĩa. Và cũng bởi Chưa hiểu rõ ràng nghĩa lý của Từng quái một mà đã Vội vã đi Sâu vào dịch. Rốt cuộc sẽ Mất lý, Mất đường lối, rồi Mất lòng tự tín mà đâm ra Chán nản cũng nên.

Dưới đây là ví dụ nêu ra để làm Đường lối học Dịch và cũng là phép BIẾN THÔNG TẤT YẾU cho người học Dịch và muốn nói Dịch.

Trong cõi trời đất minh mông bát ngát mà Lòng người hay ta có lúc Muốn biết cớ sự Động tĩnh ra sao, năm nay, ngày nay hoặc giờ nào tùy Lúc muốn biết thì Dịch sẽ trả lời ngay trong khi bạn tính xong một dịch tượng. Biết rằng mỗi người là một trường hợp, đứng trong một cuộc diện hay cục bộ khác nhau mà Nguyên lý thì chỉ có Một. Cái chỉ có Một ấy nay xin dẫn chứng sơ mọn dưới đây.

Ví dụ: Ta tính được dịch tượng là Hỏa Sơn Lữ, quái nghĩa là Khách dã, cứ theo Khoa Động Tĩnh học thì bạn biết là Khách động, hoặc suy xét về trong nhà thì Người ở đậu có chuyện, suy về nhà quán thì là Quán trọ, Quán nước, Tiệm hớt tóc có chuyện, suy về tĩnh vật trên một chiếc xe là cái Yên phụ để chở thêm, suy về xuất dương cư ngụ là Ngoại trú, suy về sự thể là Tạm ghé… đại khái cái Nguyên lý của nó là Khách dã, là Đỗ nhờ, Tá túc. Biết thích nghi với hoàn cảnh, xã hội, thời đại, thì biết được việc xảy ra cho chính mình hay cho người khác. Sở dĩ biết được chính xác là vì mỗi khi đã tính xong một dịch tượng, trước tiên nên Xét thế vị thân mình, nếu không có Lý đó với dịch tượng đó, thì phải Xét đến bàng cận vãng lai, thứ mới đến bổn xóm, rộng ra nữa là làng tỉnh của mình đang ở, hơn nữa là một quốc gia hay quốc tế.

Cứ từ từ mà xét ắt sẽ thấy được quái lý đó thuộc về cho mình hay bàng cận thân thích, bổn xóm, hay quốc gia, thế sự, đạo lý, vv…

Khi chưa tính xong dịch tượng mà lòng người hay ta muốn biết trong năm nào thì dịch tượng khi tính xong có nghĩa trong năm đó. Nếu trước muốn biết trong ngày nào, giờ nào thì dịch tượng có nghĩa cho ngày đó, giờ đó vv…

IX. THIÊN QUAN THẾ GIỚI HỆ ĐỒ

Thiên quan thế giới hệ là khắp hoàn cầu đều sống trong vòng nhật nguyệt tinh thần hoặc muốn lấy ngày làm đêm, đêm làm ngày cũng đều là ảnh hưởng không khác được, vẫn phải đứng trong Vũ trụ Dịch, trong Luật của Tạo Hóa.

Bạn có thể Áp dụng Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp nhưng phải biết nhìn. Sau thời kỳ nhuần nhã thì chỉ ở trong lòng bàn tay chớ chẳng có gì là khó khăn cả.

CÁCH NHÌN BẢN ĐỒ

Thí dụ hôm nay ở Việt-Nam giờ Tý, dịch tượng là Địa Thiên Thái, vòng vuông ở trong, nhưng trên 1 xứ khác đã đến giờ Ngọ, và rồi cùng trong ngày đó ở Việt Nam khi mặt trời đến giờ Ngọ thì Việt- Nam có dịch tượng là Địa Sơn Khiêm thì cái xứ có giờ Ngọ khi nãy sẽ có dịch tượng là Thiên Trạch Lý ở vòng tròn ngoài (giờ Tý), còn ở sau Việt-Nam là Địa Trạch Lâm giờ Dậu, Địa Lôi Phục giờ Hợi.

X. QUYẾT SỰ HOÀI NGHI, ĐỊNH ĐIỀU DO DỰ

Sau khi đã từng kiểm soát và thấy biết được muôn vật tuy khác màu sác, hình bóng mà chúng vẫn quây quầng trong 64 Lý Tính Biến Hóa. Hẳn bạn cũng đã nghĩ đến cách nói lên cho được các sự lý sống động một cách đầy đủ, rõ ràng hơn?

Nhưng than ôi! Nếu chúng ta muốn nói thì ắt là ngàn năm nói cũng không rồi ý nghĩa của một Dịch tượng. Bởi vì sự và việc còn tiến mãi chớ đâu có dừng lại một chỗ. Cho nên chỉ một Dịch tượng thôi, chúng ta nói cũng không rồi, không hết được, huống là 64.

Song nếu xét cho kỹ thì 64 lý tính biến hóa cũng chỉ có ÂM DƯƠNG chớ không có gì lạ hơn nữa. Bởi lẽ đó nên chúng tôi có thể cống hiến cho quý vị nghiên cứu một phương cách ngõ hầu có thể đáp ứng được cho nhu cầu Trí Tri Ý Thức trong thiên hạ, một cách thỏa đáng cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Biết rằng mọi việc từ quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là vấn đề ÂM DƯƠNG. Vậy ÂM DƯƠNG là gì ?

ÂM DƯƠNG là hai danh từ tượng trưng để phân biệt chỗ ĐỒNG NHI DỊ của vạn hữu. ÂM DƯƠNG cũng còn là  2 tiếng nêu lên của Khoa Động Tĩnh Học để cho mọi người có thể lấy đó làm đường lối mà nhận định các vật, các việc mọi nơi đều có Tính cách tuy là tương cầu mà như có ngược lại với nhau. Chẳng hạn như ngày thì đối với đêm, nóng đối lạnh, tối đối sáng, trống đối mái, cao đối thấp, nặng đối nhẹ, mau đối chậm, già đối trẻ, nam đối nữ v…v…

Trong một khía cạnh, vạn vật đều có Yếu lý Đồng nhi dị, tức ÂM DƯƠNG. Nghĩa là một thể hiện dù bất cứ hình thức nào, tất cả đều được cấu tạo theo một nguyên lý nhất định là ÂM DƯƠNG luân chuyển phối hợp sinh thành.

Vậy khi muốn QUYẾT ĐƯỢC SỰ HOÀI NGHI, ĐỊNH ĐƯỢC ĐIỀU DO DỰ thì phải đem sự việc hoài nghi, do dự nào đó Biến thành Âm dương lý, Âm dương ý nghĩa.

Ví dụ: Biến ý các sự việc thành ra là ở đi, cao thấp, mau chậm, nhỏ to, sáng tối, xưa nay, mọc lặn, ít nhiều, thân sơ, kiết hung, nên hư, đắc thất, tiêu trưởng, đóng mở, mừng lo, ưa ghét, họa phúc vv…

Khi đã Biến ý sự việc gì đó thành ÂM DƯƠNG LÝ rồi thì Ý nghĩa của Dịch tượng sẽ nặng về một bên và nhẹ về một bên, nhân đó ta sẽ tùy nghi mà động tĩnh, tiến thoái…

XI. NHỮNG BÀI TẬP PHÁN QUYẾT

Sau đây là những Bài tập Phán Quyết tức là Ý Thức vạn loại vào Âm Dương.

BÀI TẬP PHÁN QUYẾT tức là cần phải biến ý các sự việc qua trên Dịch tượng (chánh tượng) ý tượng đối đãi rồi mới quyết đoán.

KHÔN          đối            KIỀN BÁC            đối          PHỤC
Âm Dương Tiêu Tán Phục Sinh
Yếu Mạnh Hấp Hối Hồi Sinh
Mềm Cứng Lạnh Nhạt Nồng Nàn
Ướt Khô Mê Lầm Giác Ngộ
Nhuyễn To Suy Tàn Phục Hưng
Sạch Bỏ Đi Trở Lại
TỶ               đối            SƯ QUÁN          đối          LÂM
Từ Chối Chấp Nhận Đi (qua) Đi (tới)
Tự Kỷ Chúng Trợ Xem Qua Chú Trọng
Cởi Bỏ Níu Nắm Bỏ Qua Chiếu Cố
Tắc Trách Trách Nhiệm Kinh Qua Giáng Lâm
Phủ Phàng Vỗ Về Thanh Tra Tỉnh Trưởng
Vị Kỷ Vị Tha Lơ Đễnh Chăm Chỉ
Đả Đảo Ủng Hộ Đào Thải Bao Quản

 

DỰ            đối            KHIÊM TẤN      đối  MINH SẢNG
Nhảy Múa Ủ Rũ Lai Vãng
Nẩy Mầm Héo Úa Sáng Tối
Tự Đại Khiêm Tốn Mọc Lặn
Tại Vị Cáo Thoái Khỏe Mạnh Bệnh Hoạn
Nổ Vang Bặt Tiếng Bình Thường Thương Tích
Canh Chừng Bỏ Ngõ Cháy Tắt
Phát Hiện Ẩn Tàng Tỏ Rõ Lu Mờ

 

TỤY                 đối           THĂNG

BĨ                  đối            THÁI

Đậu Lại

Bay Đi

Gián Đoạn

Liền Lạc

Đông Đảo

Lẻ tẻ

Bế Tắc

Thông Thương

Ở Lại

Vọt Đi

Đoạn Tuyệt

Giao Hảo

Chiêu Mộ

Giải Kết

Mù Mịt

Am Thông

Trì Huỡn

Vội Vã

Xa Lạ

Quen Biết

Dửng Dưng

Sốt Sắng

Chê Bai

Khen Thưởng

Tại Thế

Thăng Hà

Trắc Trở

Êm Xuôi

CẤN            đối         CHẤN

KIỂN        đối         GIẢI

Ngưng Nghỉ

Động Dụng

Cản Trở

Cho Đi

Che Đậy

Mở Ra

Ngăn Giữ

Phóng Thích

Án Ngữ

Lưu Động

Què Quặt

Đi Đứng

Ấp Úng

Lưu Loát

Bưng Bít

Tuyên Truyền

Phục Binh

Tuần Hành

Tù Túng

Phóng Túng

Để Dành

Xài Phí

Phạm Vi

Nơi Nơi

Ẩn Nhẫn

Dấy Động

Nô Lệ

Tự Do

 

TIỆM         đối         MUỘI

TIỂU QUÁ  đối TRUNG PHU

Thong Thả

Thôi Thúc

Hoài Nghi

Tin Tưởng

Đồng Đều

Xen Kẽ

Miệt Thị

Sùng Kính

Tuần Tự

Rối Loạn

Hèn Mọn

Cao Qúy

Bò Lết

Nhảy Nhót

Nông Cạn

Thâm Sâu

Khoan Thai

Nhanh Nhảu

Bẩn Thỉu

Trong Sạch

Kỷ Cương

Lăng Nhăng

Nông Nổi

Căn Bản

Trật Tự

Hổn Độn

Bất Tín

Tín Ngưỡng

 

LỮ               đối      PHONG

HÀM       đối      HẰNG

Ngoại Nhân

Đồng Đạo

Mới, Nay

Cũ, Xưa

Khách

Chủ

Trẻ

Già

Suy Vi

Thịnh Đại

Xúc Động

Thản Nhiên

Mất Mùa

Được Mùa

Ngắn Ngủi

Bền Lâu

Tạm Trú

Định Cư

Yểu

Thọ

Khất Thực

Trụ Trì

Chán Nản

Kiên Trì

Tạm Bợ

Cố Kết

Sơ Giao

Thâm Giao

 

ĐỘN      đối    ĐẠI TRÁNG

MÔNG     đối     TRUÂN

Ẩn Núp

Ra Mặt

Bất Minh

Phân Minh

Dẫn Hạ

Hướng Thượng

Mờ Ám

Rõ Ràng

Rụt Rè

Chí Khí

Mơ Hồ

Vỡ Lẻ

Lụp Xụp

Đồ Sộ

Bao Vây

Mở Lối

Dưới Thấp

Trên Cao

Bưng Bít

Kiện Thưa

Hưu Trí

Đương Kiêm

Lén Lút

Công Khai

Đần Độn

Minh Mẫn

Lẫn Lộn

Rõ Rệt

KHẢM         đối                LY

HOÁN       đối          TIẾT

Đầy Trong

Rỗng Giữa

Trôi Mất

Còn Lại

Mờ Tối

Sáng Tỏ

Phung Phí

Tiết Kiệm

Trói Buộc

Cởi Mở

Giải Phóng

Hạn Chế

Hiểm Độc

Giản Dị

Bừa Bãi

Tiết Độ

Nguội Lạnh

Nóng Nảy

Tràn Lan

Chừng Mực

Sầm Khuất

Tan Hoang

Xa Lánh

Kề Cận

Hàn

Nhiệt

Trốn Mất

Giữ Gìn

 

VỊ TẾ         đối        KÝ TẾ

KHỐN       đối          TĨNH

Dở Dang

Đã Xong

Khô Cạn

Trũng Nước

Thất Cách

Hợp Lý

Sa Mạc

Ruộng Đầm

Vụng Về

Khéo Léo

Băn Khoăn

An Tâm

Chểnh Mãng

Siêng Năng

Bận Rộn

Nhàn Hạ

Đổ Vỡ

Hoàn Thành

Huyên Náo

Trầm Lặng

Thất Bại

Thành Tựu

Nguy Lo

Yên Ấm

 

TỤNG       đối          NHU

CỔ           đối          TÙY

Tranh Tụng

Hòa Hợp

Chống Đối

Lệ Thuộc

Bỏ Đi

Chờ Đợi

Sửa Lại

Để Yên

Tương Tranh

Tương Hội

Riêng Ý

A Dua

Tan Rã

Quây Quần

Sâu Độc

Dĩ Hòa

Cải Vã

Vui Vầy

Gây Sự

Tuân Theo

Túng Thiếu

Khá Gỉa

Trục Trặc

Di Chuyển

 

TỐN             đối            ĐOÀI

ĐỈNH        đối        CÁCH

Vào Trong

Ra Ngoài

Theo Xưa

Bỏ Cũ

Thấm Nhuần

Phát Tiết

Để Vậy

Cải Tổ

Kín Đáo

Nói Năng

Vững Chắc

Bấp Bênh

Trong Lòng

Ngoài Miệng

Thật Tình

Tráo Trở

Nín Thinh

Lải Nhải

Ước Hẹn

Hoang Mang

Ưng Thuận

Phản Kháng

Nung Đúc

Bại Hoại

CẤU           đối          QUẢI

DI         đối     ĐẠI QUÁ

Cấu Kết

Chấm Dứt

Dung Dưỡng

Phóng Túng

Thành Phần

Từng Phần

An Hòa

Bực Tức

Nối Lại

Cắt Đứt

Bù Đắp

Tiêu Pha

Vô Biên

Biên Cương

Manh Nha

Cực Độ

Nữa

Thôi

Kỹ Lưỡng

Bung Thùa

Liên Hệ

Dứt Khoát

Âm Ỉ

Khẩn Trương

Cả Dãy

Từng Căn

Bịnh Hoạn

Sung Sức

 

ÍCH           đối          TỔN

HẠP         đối             BÍ

Sanh Lợi

Hao Tổn

Mờ Ảo

Quang Minh

Hưng Thịnh

Suy Kém

Ngấu Nghiến

Nuốt Trôi

Lời

Lỗ

Vướng Vấp

Thông Suốt

Tiến Bộ

Thoái Hóa

Phỏng Vấn

Am Hiểu

Lướt Tới

Chậm Lại

Tranh Đấu

Giao Hòa

Vui Mừng

Buồn Lo

Cộc Cằn

Thanh Nhã

 

VÔ VỌNG     đối       ĐẠI SÚC

GIA NHÂN    đối       KHUỂ

Tống Khứ

Chứa Chấp

Người Nhà

Người Ngoài

Vô Lối

Căn Bản

Thêm Vào

Tách Ra

Không Chịu

Chấp Nhận

Nẩy Nở

Tàn Rụi

Khan Hiếm

Tồn Trữ

Gia Bội

Trái Lìa

Chi Nhánh

Cục Bộ

Thật Tình

Gỉa Bộ

Phô Trương

Giữ Gìn

Đức Hậu

Uy Vũ

Càn Đại

Qui Củ

Tự Lực

Cậy Thế

ĐỒNG NHÂN đối  ĐẠI HỮU

LÝ         đối   TIỂU SÚC

Như Một

Nhiều Thứ

Lễ Kính

Bất Phục

Cá Nhân

Nhân Loại

Chung Qui

Đơn Độc

Một Lòng

Nhiều Ý

Lộ Hành

Ngã Rẽ

Nguyên Chất

Hợp Chất

Hòa Hài

Dị Đồng

Thân Thích

Thiên Hạ

Kỷ Cương

Bất Chấp

Một Thứ

Gồm Cả

Chung Chạ

Cô Đơn

 

XII. LỜI KẾT

Tóm lại muôn vật đều Quy về Âm dương Nhứt lý nhưng vì người đời chân thật, chất phác quá nhiều không suy lý được. Cớ sự thiên hạ như vậy, nó đã thúc đẩy cho Tài liệu Tiên Thiên Triết Lý và Lý Số Học này góp mặt với thời đại.

Đã đành là Lý học chớ không phải số học, nhưng có Số lý mới tạo được hoàn cảnh đưa người về đến Lý học.

Lý thì vô hình mà lại là tất cả mọi bóng dáng. Lý là không tên mà lại ở trong tất cả mọi tên. Lý là vô số mà lại là mọi số. Chớ nếu Lý mà chẳng có Số lý, bóng dáng, tên tự thì hóa ra Đạo của biển cả, vũ trụ không có cửa để mà vào sao? (không có pháp sao)? Đạo người ở trong đó sao lại không có pháp?

Nên biết trong Tập tài liệu này chỉ đưa ra duy có Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp là cánh cửa xem chừng như đã được đa số bước vào, đó là tại Vận hội Dịch lý Thời nhân chớ chẳng có gì lạ, khi quá thời sẽ biến cách.

Vả lại giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thế, vận, hội, nguyên cũng chỉ ở như cái vòng tròn nhỏ của một ngày có 12 giờ (Tý, Sửu…) là vấn đề không gian, thời gian lẫn lộn ở trong.

Ví dụ: Ta liệt nguyên, hội, vận đã qua vào không gian thì ở một thế thuộc thời gian. Hoặc lúc chưa có lịch số thuộc không gian thì lịch số thuộc thời gian. Hoặc nhỏ lại giờ, phút, giây là không gian thì vô giây là thời gian.

Đó là vấn đề gần tới chỗ siêu nhiên, nó cũng gần giống như vấn đề siêu thanh và ánh sáng. Vậy đâu có phải số mấy nhất định. Ai gán số lên trên bóng dáng, quái tượng, dịch tượng ấy chỉ là ý muốn nói Lý đó có hình bóng đó. Nhưng một hình bóng dịch tượng là tất cả mọi hình bóng, vậy thì mỗi một hình bóng là có số lý riêng của nó vậy.

Thiện học giả nên hiểu rõ điều đó kẻo nhầm lẫn như số số học hoặc tượng số học. Ở khoa lý số chỉ mượn dịch tượng để nói lý, mượn số lý để tường trình về thứ tự.

Vậy dịch lý là từ manh nha động trong hoàn toàn tĩnh, từ lúc chưa tạo lập vũ trụ, chưa có trời đất và đến nay vẫn y có một luật tuần tự và trật tự, người đời có thể tham khảo ở phạm vi loài người thuộc hậu thiên, hãy cứ theo quái nghĩa mà suy lý thì đạt được lý chẳng sai.

Lời trần thiết: Vì rất nghèo nàn phương tiện ấn loát, nên phần đầy đủ của chân lý học cũng như các bí quyết về tiên tri, tiên giác còn rất nhiều, sẽ được từ từ ấn hành theo khả năng của Hội. Còn bạn nào gấp muốn tìm hiểu và cần tài liệu về Dịch Lý Việt Nam, kính mời đến Việt Nam Dịch Lý Hội Saigon 457/96 Lê Văn Duyệt (Hòa Hưng) quận 10.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Bài viết cùng chủ đề: