TNXH 02. Dòng Sinh Tồn của Vũ Trụ Vô Hữu

thanhai2000Tháng Mười 5, 2016
251 lượt xem

CHƯƠNG 02

DÒNG SINH TỒN CỦA VŨ TRỤ VÔ HỮU

hay  Dòng Sinh Tồn của Thiên Nhiên Xã Hội

   Thiên nhiên Xã Hội được thiết lập từ KHTK CỰC (Vô Cực), Tự trong nó cũng chính đích thị là Thái Cực – nhưng hơi khác vì Vô Cực ám chỉ Nhất lý Biến Hóa Tuyệt đối – còn Thái Cực ám chỉ có hai Âm và Dương trong Một Lý Âm dương, cho nên Vô cực là tuyệt đối, còn Thái cực là Tương đối tức trong một Âm dương có hai: Âm và Dương – (dùng lý trí phân  tích gượng ép để hiểu một là có hai). Vậy, Thái cực có Âm Dương. Âm Dương sống động đi lại trong khung cảnh Xã Hội Thiên Nhiên.

I- ÂM DƯƠNG TỨ TƯỢNG VẬN HÀNH:

NGUỒN GỐC CỦA DÒNG SINH TỒN MÃI MÃI.

Chúng ta mượn hai hình bóng, hai đường thẳng giao nhau để diễn tả sống động của Âm Dương như sau :

  • Hình 1- Diễn tả Tiên thiên Âm-Dương Tứ tượng vận hành  xoay vần mãi, khó thấy biết, để  Tương Sinh Hóa ra Âm-dương Vô-Hữu.
  • Hình 2- Diễn tả Hậu thiên Âm Dương Tứ tượng vận hành Xoay vần mãi, dễ thấy biết, để Tương sinh hóa ra Âm-dương Hữu–vô.

Rằng:   Cơ Cấu Cấu Tạo Hóa Thành ra Thiên Nhiên Xã Hội, chính là NÓ đó.

  • Ở Hình 1 diễn tả : bất cứ 01 Tiên thiên  Hóa thành nào bất kể, dù siêu hình, vô-hữu hình, Tự  trong nó Sẵn có hai – giống mà hơi hơi khác hoặc hơi hơi khác. Vậy không có vấn đề: Thái Cực sinh lưỡng nghi ….câu nầy dẫn dắt Trí năng loài người tiến vào nạn tai hậu học dị biệt làm hoen ố Lý dịch thâm sâu mầu nhiệm, như trong đã qua mà chúng ta Bị và Được chịu đựng cái nạn tai ngu học Dị biệt!!
  • Nếu Tiên thiên không sẵn có Tứ tượng thì Hậu thiên cũng chẳng có tứ tượng vận hành, nghĩa là không có Âm dương động, giao, cảm để mà hóa sinh gì cả, bằng như không có Vũ trụ, không có Thiên nhiên Xã hội gì ráo– cho nên, chúng tôi mạn phép bác bỏ Ý dịch xuẩn động: Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, vô lý tức khắc đó vậy.
  • Tiên thiên Âm dương Tứ tượng Vận hành ám chỉ:
    • 1. Âm ỉ động  ( tĩnh – động).
    • 2. Manh động (tĩnh – động).
    • 3. Rung động  (tĩnh – động).
    • 4. Liên động   (tĩnh – động).

Danh gọi Tiên thiên Tứ tượng Vận hành đạo – nó là sự tĩnh động nên khó thấy biết – thuộc lãnh vực Vô-hữu hình.

  • Ở hình 2 Diễn tả : Bất cứ 01 Hóa thành Hậu thiên Hữu-vô hình nào bất kể Tự  trong nó  cũng sẳn có  hai – giống mà  hơi khác cho đến khác đến quá  khác.
  • Hậu thiên Âm dương Tứ tượng Vận hành ám chỉ:
    • 1. Chấn động    (động -tĩnh).
    • 2. Vang động    (động -tĩnh).
    • 3. Chuyển động (động -tĩnh).
    • 4. Biến động      (động -tĩnh).

Danh gọi Âm-dương Hậu thiên Tứ tượng Vận hành Đạo, dễ thấy biết.

  • Lẽ tất nhiên, dù Tiên thiên hay Hậu thiên, Tứ tượng Vận hành đạo, dễ thấy  biết hoặc khó thấy biết, chúng nó đều phải nằm trên trục Tĩnh Động (Tiên thiên) hoặc Động-Tĩnh (Hậu thiên) mà thôi… Đó cũng là Triết lý ngũ Hành 01 là 05— 05 là 01.
  • Âm-Dương Trục Tĩnh động hoặc Động-tĩnh (01 là 05). Chúng sẽ ở trạng thái Quân bình Cân xứng trường bền mãi mãi…Vậy Tạo Hóa Quân bình mãi mãi, nhơn đó Thánh trí tìm ra Triết lý Ngũ hành Quân bình Sinh hóa mãi, đó chính  là Cơ Cấu có cấu trúc tuyệt vời của Xã-hội Thiên nhiên, Tự nhiên, Như Nhiên.

Tóm lại :

  • Tiên thiên Âm-dương Tứ tượng Vận hành Đạo (01 là 04) ôm ấp Trục âm dương tĩnh-động (01 là 05) …là luận bàn về Tiên thiên Tứ tượng Vận hành Đạo.
  • Còn Hậu thiên Âm-Dương Tứ tượng Vận hành Đạo nó vẫn ôm ấp Trục âm dương động tĩnh (giống y như tiên thiên mà hơi khác, tiên thiên thì tĩnh mà động, hậu thiên thì động mà tĩnh – thế là cõi trời Tiên hậu thiên rõ nét: bất cứ Hóa sinh thành nào cũng phải Bị và Được : Luật Âm dương Tứ tượng Vận Hành (01 là 04) Trực Ngự chi phối .
  • 01 là  04 luôn luôn lăn trên Trục âm dương Tĩnh động, hoặc Động tĩnh  tất nhiên  phải ôm ấp lý 01 là 05 để trường tồn biến hóa mãi mãi…
  • Âm Dương Tiên hậu cùng lúc chung cùng, bất khả phân ly. Vậy chỉ là sự phân tích gượng ép bất đắc dĩ về Tiên Hậu thiên Tứ tượng Vận hành tức Ngũ Hành 01 là 05, 05 là 01 cho học giả tiện việc nghiên cứu mà thôi.

Xin ghi nhớ:

  • Tự trong Vô Cực đã có Thái Cực (chỉ là Âm-dương Lý. Chúng tôi xin bác bỏ luận điệu phản bội Lý Dịch rằng: Vô Cực sinh Thái Cực).
  • Vô Cực: tức cái Không Hoàn Toàn Không đã bị và được cùng cực.
  • Thái Cực là bộ mặt mới của chính Vô Cực, vậy so với Vô Cực thì Thái Cực là Hậu thiên.
  • Vô Cực chính thị là Thái Cực nhưng tự trong nó Hơi khác – một Tiên thiên, một Hậu thiên hoặc một là Cùng Cực của Vô (Vô Cực) và một là Manh vi, Manh Nha Bộ Mặt Mới của Vô cực, đặt tên cho nó là Thái Cực.
  • Trong 01 Hóa Thành, tự trong nó sẵn có hai: giống mà hơi khác, cái hơi khác đó, gọi tên là Lưỡng nghi…
  • Lưỡng nghi (02) tức là Tự Sẵn Có trong Một Hóa Thành Thái Cực (01) phải tối thiểu có hai (02) yếu tố, phần tử gì đó, danh gọi (Âm-dương)ÂM cho Tiên thiên và DƯƠNG (Âm-dương) cho Hậu thiên. Vậy, cho chúng tôi được phép bác bỏ ý nghĩ ấu trĩ:  Thái Cực sinh Lưỡng nghi.
  • Trong Lưỡng nghi đã tự sẵn có Tứ Tượng Vận Hành. Chúng tôi bác bỏ chuyện: Lưỡng nghi sinh Tứ tượng.

II- DÒNG SINH TỒN ĐỆ NHIÊN SINH

   Nhắc lại 01 là 04 luôn luôn lăn trên Trục âm dương Tĩnh-Động, hoặc Động-Tĩnh tất nhiên phải ôm ấp lý 01 là 05 để Trường tồn biến hóa mãi mãi … Tiền nhân suy tư về DÒNG SINH TỒN ĐỆ NHIÊN SINH này đã đề ra những Danh từ cho Vòng Sinh tồn Đệ nhiên sinh là :

1- Khởi đầu là Nhu, Thuận, Lợi, Trinh nghĩa là:

  • Muôn vật khởi đầu của khởi đầu thật NHU, thật Mềm mại, như trẻ sơ sinh…
  • THUẬN là thuận theo dòng đệ nhiên sinh, tức theo dòng biến chuyển sinh tồn. (¦¦ Thái âm)
  • LỢI là manh vi tăng trưởng của (Âm Dương)Âm .
  • TRINH là Hóa Thành ra Thiếu Âm khởi đi từ Thái âm ( Thiếu Dương).

2-  Rồi nối tiếp dòng Sinh tồn Đệ nhiên sinh Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.. tiến về Thái dương như sau:

  • NGUYÊN là nguyên thủy, khởi thủy,Vạn vật chi thủy. (Nhu là khởi đầu của mọi cái khởi  đầu…thì Nguyên là Khởi đầu).
  • HANH là Lớn lên, manh nha tăng trưởng, Vạn vật chi trưởng (Thuận lớn lên khó thấy biết thuộc âm, còn Hanh là Manh nha tăng trưởng dể thấy biết. Manh vi thuộc tiên thiên khó thấy biết, Manh nha thuộc dương hình hiển dể thấy biết )— (¦| Thiếu âm).
  • LỢI là ấp ủ nhiều cung cầu có lợi ích sao đó, Vạn vật chi toại.
  • TRINH là đã tựu thành, là Thành cái Như Nhiên… Vạn vật chi thành, là đã đến Thái dương (|| Thái  Dương).

3- Vòng Tràng Sinh

      Dòng Sinh tồn Tràng sinh giáp nối thành chu trình, chu kỳ, luân hồi, giáp vòng của nó, tiền nhân định danh theo thứ tự như sau:

THỨ TỰ VÒNG TT. CHU TRÌNH
  1. Tràng sinh: Vừa mới sinh ra
  2. Mộc dục :  chăm sóc tắm rửa cho sạch sẽ.
  3. Quan đới :  Như người đã trưởng thành thì phải đội mão, thắt đai.
  4. Lâm quan:  Lớn rồi mạnh mẽ thì phải ra làm; đối với nhà Âm Dương học cũng có thể Hợp được, không trước thì sau mà thôi việc tự sống, làm quan, làm việc nước.
  5. Đế vượng: Là thời kỳ thịnh vượng như người có thể giúp vua mà làm các việc lớn.
  6. Suy :  Khi thịnh quá rồi thì phải suy đi như vật chi biến hình
  7. Bịnh: Là lúc suy lắm rồi.
  8. Tử : Là lúc khí đã hết không còn dư lại.
  9. Mộ : Là Tạo Hóa đã thu lại như người đã chết mà chôn dưới đất.
  10. Tuyệt: Là khí trước đã hết mà có cái khí sau nối lại.
  11. Thai : Là nhờ cái khí sau ấy mới kết thành thai.
  12. Dưỡng: Như người ta lúc còn dưỡng nuôi trong bụng mẹ.
  • Tràng sinh …03
  • Mộc dục .…..04
  • Quan đới …..05
  • Lâm quan ….06
  • Đế Vượng ….07
  • Suy ……..……08
  • Bịnh …….……09
  • Tử ………….…10
  • Mộ ..……….…11
  • Tuyệt …………12
  • Thai …………..01
  • Dưỡng …….…02

Các kênh thông tin của chúng tôi

Bài viết cùng chủ đề: