ADLS 05. Phép Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý

thanhai2000Tháng Chín 29, 2016
254 lượt xem
đôi lời trần thiết âm dương lý số dịch lý việt nam

1. Tự mình có tham dự, có chứng kiến và liền phải ghi nhớ câu chuyện ấy. Tốt nhất và phải ghi vội vắn tắt câu chuyện vào sổ bỏ túi.

Ghi vội là để nhớ lại câu chuyện, chưa cần linh hoạt sâu sắc về câu chuyện gì cả, chưa cần rõ chánh động, phó động, tự động, thọ động, bị động của sự vật, việc gì ở câu chuyện. Mặc dù ghi vội, chớ quên điều quan trọng là ghi trung thực câu chuyện, phải tôn trọng sự thật, vì ta
luôn có một tấm lòng chí thành với việc Biện minh Chân Lý.

2. Ghi vội lần thứ nhất:

Ví dụ: bữa đó ta được Dịch tượng là Cả Quá, quá độ, cương ở trong. Ta ghi nhanh câu chuyện như sau:

a- Đang: trong lúc ta đang có chuyện bực mình, bực dọc gì đó, … với người bạn cũng đang nóng tánh bất bình.
b- Người bạn nóng tánh ấy lôi kéo tôi ra khỏi tiệm phở. Chắc muốn  đổi hoàn cảnh cho hết bực mình đó chăng?
c- Đang: nằng nặc lôi kéo mình ra tiệm phở cho bằng được.
d- Đang: ăn phở xong, nói vài câu rồi về

3. Ghi lại câu chuyện lần thứ hai:

a- Ta đang bực mình mà bạn ta cũng đang nóng tánh bất bình gì đó. Thế rồi, bạn ta nằng nặc lôi kéo ta ra tiệm phở cho bằng được.

b- Kê khai tỉ mỉ những động tĩnh liên hệ – ta bực mình – bạn ta nóng tánh bất bình, quang cảnh ở tiệm phở: người bán phở, bàn ghế, khách, bồi bàn, tô đựng phở thịt bò, bánh phở, nước lèo, chanh ớt, rau, nước mắm, lời nói, tiền bạc, …

Ta nhớ tới đâu thì ghi tới đó. Ta phải sắp xếp lại thứ tự câu chuyện. Thứ tự của câu chuyện đó như sau:

Câu chuyện: ta đang có chuyện hơi bực mình. Bỗng người bạn nóng tánh đến tỏ thái độ cho biết cũng đang bất bình chuyện gì đó… không kể cho tôi nghe chuyện bất bình gì cả, mà cứ nằng nặc lôi kéo tôi ra tiệm phở gần nhà.
Ra đến tiệm phở, gặp anh bồi bàn hết sực cộc cằn và tên chủ quán cũng đang la rầy quạu quọ với người nhà của hắn.
Ăn phở xong, nói vài câu chuyện cho hả giận, rồi chia tay về.
Gặp toàn chuyện bực mình, bực dọc, cộc cằn, nóng nảy, quạu quọ.

c- Phải tìm lời lẽ sao cho cân xứng, hợp tình với nghĩa lý Đại Quá: cả quá, quá độ. Tức ta phải lo Biến thông Danh ý tượng Dịch sao cho bao trùm, tổng quát và phù hợp với ngôn ngữ, tự từ ở phạm vi sự vật, việc trong câu chuyện.

Nên nhớ: Danh lý bao trùm mọi danh nghĩa.

Ví dụ: Động tĩnh là danh lý, Âm Dương là danh lý, biến hóa là danh lý, … Cho nên, càng tiến đến Danh lý thì càng chính lý, càng nhiệm nhặt về danh từ thì càng tỏ ra xác thực nghĩa lý.

d- Dĩ nhiên, lời lẽ sẽ không giống nhau trên từng phạm vi Tình Lý một… nhưng, lời lẽ nào cũng phải hợp lý với Đại Quá… và chỉ có Nhất Lý Đại Quá chi phối tất cả lúc bấy giờ.

Ở giai đoạn này, ta có thể tạm quên ý nghĩa của Hộ tượng và Biến tượng, … tạm quên như vậy nhằm mục đích tìm để hiểu câu chuyện với một lý Đại Quá mà thôi.

Ví dụ: bữa đó

Chính mình bực dọc với lý Đại Quá
Bạn nóng tánh được lý Đại Quá
Bạn bất bình quạu quọ được lý Đại Quá
Chủ quán quạu quọ được lý Đại Quá
Tiệm phở chật ních khách được lý Đại Quá
Tô phở loại lớn được lý Đại Quá
Nước lèo nóng quá được lý Đại Quá
Sợi bánh phở to quá được lý Đại Quá
Thịt dai quá được lý Đại Quá
Tiền bạc mắc quá được lý Đại Quá
Ớt cay quá được lý Đại Quá

4. Ghi lại câu chuyện lần thứ ba:

Đục bỏ chỗ thừa, chỗ rườm rà, tối nghĩa khó hiểu, bỏ chỗ dư thưa vô ích, thêm vào chỗ thiếu sót quan trọng, bỏ những chữ khiến người đọc dễ ngộ nhận, hiểu lầm

Chải chuốt câu văn cho trang nhã, xét lại văn phạm cho nghiêm chỉnh, tránh sai trật những gì quá sợ đẳng về Văn chương… cố tiến đến Chánh danh trong sáng mà hợp lý với Đại Quá.

Ở giai đoạn này, văn ngữ biến thông phải có cả ba: Chánh, Hộ và Biến tượng, hoặc ít nữa là Chánh Biến. Chúng phải liên hệ, bổ nghĩa, liên quan chằng chịt, chặt chẽ, gắn bó mật thiết từ ngôn ngữ đến ý nghĩa. Bằng như ta đang luyện tập Văn Lý Học, đang tập đọc ý Dịch hết sức
nhuần nhuyễn, sâu sắc…

5. Ghi chép câu chuyện lần thứ tư:

Câu văn phải ngắn gọn mà rõ ý, đầy đủ nghĩa lý và ý Dịch được và bị tỏ rõ, sáng tỏ…

Ví dụ: tôi đang bực mình, có người bạn cũng đang có thái độ bất bình chuyện gì đó đến phân trần với tôi. Rồi bạn nằng nặc lôi kéo tôi ra tiệm phở gần nhà. Tiệm phở khá đông khách, chủ quán đang quạu quọ gì đó, còn bồi bàn có thái độ cộc cằn. Ăn phở xong, chúng tôi ra về.

Rõ ràng, câu chuyện nào cũng được Tính Lý Đại Quá.

6. Tóm lại, trong 4 lần ghi chuyện, chỉ có lần thứ nhất và lần thứ 4 là khó nhất. Lần đầu khởi đầu nên chưa ý thức rõ rệt. Mặc dù ghi vội vẫn rất dư thừa và đầy thiếu sót.

Lần chót thì hay vấp phải sự quá tỉ mỉ, rườm rà, nên dễ lạc đề.

Lần 01: cố ghi đúng
Lần 02: tìm chi tiết có liên quan bổ túc
Lần 03: Đạo biến thông giúp người đọc hiểu được câu chuyện bị và được ý Dịch chi phối.
Lần 04: hoàn hảo và hoàn tất việc Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý.

Lần 01: phải vận dụng Đức Thần Minh Vô Tư
Lần 02: Thần Thông Tri linh động, tìm mọi liên hệ mật thiết với nhau.
Lần 03: Thần Hoạt Bác Biến Thông để tỏ rõ ý Dịch chi phối câu chuyện
Lần chót: phải được mọi người nhìn nhận hay và đúng sự thật.

Người nào chấp hành nghiêm chỉnh phép này sẽ mau sở đắc tối đa trên bước đường Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý.

Dịch Lý Sĩ

XUÂN PHONG

Biên Soạn

CAO THANH

Các kênh thông tin của chúng tôi