ADLS 07. Phương Pháp và Điều Kiện để Biện Minh Chứng Nghiệm Chân Lý

thanhai2000Tháng Chín 29, 2016
335 lượt xem
đôi lời trần thiết âm dương lý số dịch lý việt nam

1. Phải hiểu thật rõ, thật đúng cái lý lẽ của Lý ý tượng Dịch.

Ví dụ: khi ta thấy lu gạo lưng lửng chưa đầy… nếu là Tiểu Súc, ta hiểu lý do hết tiền để mua thêm cho đầy, nên chỉ phải chứa ít thôi, chứa lưng lửng thôi.

Còn nếu như gặp Vị Tế, ta hiểu con ta nó làm biếng, nó lỡ dỡ, dở dang công việc, tức nó chỉ mới đổ gạo được vào lu có bấy nhiêu đó thôi… Quả thật, nhìn thấy nó đang nằm xem tivi, tức cái lý lỡ dỡ, dở dang công việc đổ gạo vào lu… trong bao gạo vẫn còn gạo, mà trong lu thì chứa ít, lưng lửng (y như Tiểu Súc mà khác lý).

Ví như gặp Thiên Địa Bĩ, ta hỏi vì sao trong lu có ít g ạo quá vậy? Nó trả lời: gạo kia loại ngon, khác loại gạo này, để riêng không đổ chung vào nhau được. À, nó tách ra, gián cách (Bĩ) ra làm 02 loại, thành ra lu gạo vẫn chứa ít, lưng lửng… Vậy mà mắt thịt chỉ thấy và chỉ hiểu là lu gạo chứa ít gạo lưng lửng. Một hiện tượng chứa ít gạo lưng lửng bị và được chi phối bởi nhiều lý lẽ, lý do thầm kín hết sức khúc chiết, uẩn khúc của nó.

Vậy một đơn vị hóa thành thời gồm có 64 uẩn khúc tình tiết éo le ở trong đó. Cho nên, Dịch học sĩ phải thật thấu triệt, phải thật am tường ý lý Dịch để khỏi ngộ nhận như người đời thường tình. Có vậy, thời mới gọi là Đức Thần Minh Thần Thức đã tựu về được.

Muốn được vậy, buộc lòng ta phải trải qua những giai đoạn kiểm soát nhiều câu chuyện sống động với ý lý tượng Dịch. Ôi! tiếc thay, không có ngõ làm biếng nào khác được.

Có người khoe rằng: tôi nay đã học Dịch hơn 10 năm, nhưng nếu họ chưa biết rõ giai đoạn này và chưa chối bỏ phi lý, chấp nhận hữu lý (điều này rất khó vô cùng đối với những con người đang lặn ngụp triệt để trong DANH LỢI TÌNH và với những con người ngu si, kiêu ngạo, những người say mê, đắm chìm trong u minh, …)

e. Vô Tư là luôn Tư Lự mà Bất Thiên, Bất Nhiễm, tức không được chấp nê, không thiên kiến, không tà kiến, không được bảo thủ lạc hậu, cũng không xu thời nịnh thế, không mê lầm, không ảo tưởng, không ảo giác, không hấp tấp, vọng động, không khuất phục trước
bạo lực của tư tưởng, không bị nhồi sọ dễ dàng…

f. Muốn vậy, phải thường xuyên tập phép biến mình (phép tàng hình) nghĩa là phải hiểu rõ ràng: Ý kiến riêng của mình chỉ là điều kiện Cần, tức nó chưa thể và chưa phải Đủ để là vấn đề Chính Lý vô tư được.

Con người vô tư phải thường xuyên cẩn trọng với ý mình, chú ý đến người… rồi tất cả được và bị lùa về, lùa vào phạm vi Âm Dương Lý để mà suy lý, đây là phép tắc dẫn bạn đến tiến bộ: Cảm thông Thiên Địa một cách nhanh nhất. Đó cũng là phép tắc trui rèn Thần Thông Tri linh hoạt (Thần linh).

g. Vậy các sự thâm sâu bí mật, hết sức tế vi mầu nhiệm, có khi cũng biết được là vì đã đạt được Đức Vô tư, cũng có khi không biết được vì còn kém vô tư… Người đời thường vọng động kém vô tư là rất thông thường và cả người học Dịch cũng vậy. Dĩ nhiên như vậy thôi.

Khi mà sự kém vô tư trực ngự thường xuyên trong nhiều con người, đó là lúc mà xã hội loài người đang ở vào trong thời đại Mạt Pháp hoặc Mạt Mạt Pháp,… và tự nhiên theo luật xoay vần của Tạo Hóa, nó sẽ đi đến Phục Pháp, tức loài người tự nhiên bớt kém vô tư hơn…

2. Lúc vô tư là lúc mà bỗng nhiên lòng mình có cảm xúc muốn biết về một sự, việc lớn nhỏ nào đó. Đó cũng là lúc Thiên cơ máy động trong Nhân cơ. Lúc muốn biết mà do tư lợi thôi thúc, tư kỷ thúc giục, tham dục vọng, mưu vọng vọng động, đòi hỏi thì không vô tư được.

Để bớt vọng động, ngoài phép biến mình hay tàng hình, bạn còn phải có lòng chí thành với chính mình mà kỷ luật của nó là: luôn luôn tự cẩn trọng, tự nghiêm khắc với ý riêng của mình, cố tìm cách thấy cho được ý riêng của mình đang là vọng ý, ảo giác ý, tà kiến ý. Có vậy mới mong bạn dễ dàng phân biệt được giữa vô tư và vọng động.

3. Phải hiểu rằng: quá khứ, hiện hữu và vị lai trong Nhất Lý Hóa Thành, trong Nhất LuậtBiến Hóa Luật. Quá khứ, hiện hữu, vị lai, ba ấy chỉ là một. Nghĩa là tự chúng giống hệt nhau và tự trong chính chúng lại hơi hơi khác nhau, và chúng tự tư liên hệ chằng chịt, tức Âm Dương Dương Âm Lý, chớ chẳng có gì lạ.

4. Vì vậy, có thể lợi dụng lý lẽ hiện hữu sống động để xác định được quá khứ, hiện tại, tương lai rất dễ dàng. Chúng ta dựa vao Nhất Lý là Âm Dương Lý tương quan, tương hợp, tương ứng, ắt sẽ rõ được đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa, ắt phải thấu rõ quá khứ, hiện tại, tương lai hết sức khoa học. Dịch Lý học là khoa học tổng tập, tức khoa học của mọi khoa học ngọn ngành. Dịch Lý học là khoa siêu việt học, nên khi nó đi vào lĩnh vực siêu hình, bí nhiệm là khoa Siêu Hình học, không có chuyện nói mò, nói ẩu đại để trở thành chuyện nói bịp, mê tín dị đoan được. Các nhà Tiên tri bịp tức là kẻ làm hoen ố khoa Dịch Lý học. Sở dĩ có mê tín dị đoan là vì có hạng người không biết đả phá tư tưởng của chính mình, lấy ý riêng vọng động của mình, rồi đội lớp khoa học này, khoa học nọ,… làm cho nhiều người kém hiểu biết hiểu lầm về khoa học đó. Người vô tư biết đúng là loại người năng sáng tạo chủ xướng, còn người mê tín là a dua, mù quáng.

5. Chúng ta còn phải biết xét nét, lợi dụng tính chất Đằng Xà động, tức là có cớ sự linh động, nhanh hơn mọi sự động bình thường. Nó chính thị là cơ động tình lý, là Đạo Cực của Cực đang xảy ra, đang hiện hành, để dựa vào nó mà xét nét về quá khứ, hiện tại, tương lai.

Tự đó, từ đó, tại đó, trong cái nổi bật lạ đó, trong cái linh động cực nhanh đó, có cái sự lý Động nhất và Động gần đó mà ta moi móc cho ra được mọi thâm sâu mầu nhiệm, đó là Bí Pháp mò một cây kim cực nhỏ nằm dưới lòng đáy biển mênh mông.

Ví dụ: gặp Quy Muội, bàn về chai rượu rắn, ta nói về số khúc rắn vì Quy Muội là khúc chiết, khúc nôi trong con rắn.

Ví như gặp Mông, bàn về thuốc lá, ta nghĩ đến cái bao thuốc lá (Mông), hoặc giấy vấn thuốc lá… vì Mông là bao che đang động nhất, đang động gần.

Ví dụ: cái điện thoại bàn trong nhà mà gặp thuần Ly là cái điện thoại ấy chỉ là tự tư liên hệ, mà sự thật là cái nhà động nhất, gặp Tụng thì cái điện thoại động nhất chứ không phải cái nhà.

Có tính chất của Đằng Xà, với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ phải được và bị hiểu đúng như sau:

a- Triết lý ngũ hành sinh khắc của Việt Nam phát minh mà ta đã hướng dẫn thật kỹ lưỡng ở khoa Đệ Nhiên Sinh Khắc học (phân khoa Thiên Nhiên Xã Hội học và phân khoa Nhân Bản học)

Xin nhắc lại: nó không phải là 05 hành riêng lẻ, cũng không phải là 05 hành chết ý, chết nghĩa lý. Mà cái lý lẽ “01 là 05”, “05 là 01” chúng Đệ Nhiên Sinh hóa để tự tạo ra Quân Bình Sinh hóa.

b- Triết lý của lục Thú để giúp ta hiểu rõ bản chất, bản tánh của sự động.

c- Tính chất Triết lý của sự Động ấy nó phải ăn khớp với sự, vật, việc.

Ăn khớp nghĩa là sao?

Đáp: tức là Hợp Đức, Hợp Lý, Hợp Sáng, Hợp Tính, Hợp Tình với lý ý tượng Dịch. Bí Phép Vô Tư là Thần phải trụ được ở lý tượng Dịch cái đã, rồi nó liền lập tức (Thần Thông Tri linh hoạt) vụt lóe sáng vào cái lý lẽ của tính chất sự Động, rồi Thần Hoạt Bác tiến sâu vào mọi cớ sự U Minh của sự Động gần, Động nhất, Động lạ, Động đột xuất, Động chu kỳ, chánh Động, tức tiến về sự nhiệm nhặt chính lý càng nhiệm nhặt thời sự lý sống động ấy càng Chính Lý tức Vô Tư, mà hóa ra là Thần Tri Hóa tài tình, tuyệt diệu, biết đúng quá xá, bất chấp sự lý, bất chấp không gian, thời gian.

Triết lý Ăn Khớp, trước hết là cái Liền Biết quá đúng của Thánh trí. Kế đến, Triết lý Ăn Khớp tức là Triết lý Âm Dương lý mà phép tắc của nó là: tương quan, tương hợp, tưong xứng và tương hợp lý. Cũng gọi là phép định kỳ, phép biết đúng mà không có thời gian xen dự vào, tức phép biết đúng về sự tuần tự, trình tự hết sức tế vi mầu nhiệm của Thần Thông Tri hóa đó vậy.

Ví dụ: ta có được Dịch tượng Thuần Ly. Trong giờ này ta lại bàn đến 01 con số X nào đó và thắc mắc: chừng nào con số X này được và bị đài sổ xố ra đây?

Ta hiểu được cái lý lẽ của Thuần Ly là văn chương, văn vẻ, văn hóa, văn minh, nóng sáng, quân nhân,… Kế đến, ta phải tìm xét cho thật rõ về Cơ động Tình Lý, tức phải moi móc tìm cho ra được sống động nào đang gần gũi với ta nhất, mà nó lại phù hợp rõ với lý tượng Thuần Ly nữa.

Ta mới nghĩ đến vấn đề là sắp tới ngày bầu cử, rồi nhân viên chính quyền sẽ phải đem đến phát cho nhà ta 02 lá phiếu bầu cử. Mà 02 lá phiếu này có lẽ phải bị và được phát gấp, để cho ta kịp đi bầu cử chứ. Lá phiếu thì rất hợp tượng Thuần Ly.

Hôm nay là tới ngày ta được phát phiếu bầu cử. Ta xét lại, mới hay biết rằng tượng Thuần Ly có hào Bạch Hổ động thuộc kim vật động. Nó là bản chất của sự động ở tại thời lúc ấy. Có nghĩa là: nếu cứ tưởng ngày ta được phát phiếu ấy là ngày mà đài sẽ xổ ra con số X đó là sai lầm. Đành rằng, lá phiếu ứng với Thuần Ly, song tính chất của Bạch Hổ trên lá phiếu ấy chưa động. Bạch Hổ trên lá phiếu ấy là cái gì, cái chi đây?

Chuyện con số X với lá phiếu bầu cử mới chỉ là vấn đề tương quan, tương ứng mà thôi. Phải đợi đến lúc bầu cử xong, trên lá phiếu mới được đóng con dấu đỏ chính quyền địa phương, tức được xác nhận đã bầu cử xong vì con dấu này mới thực sự là tính chất Bạch Hổtrên lá phiếu. Lúc Bạch Hổ của Thuần Ly rõ nét như vậy, ta gọi là tương hợp, là Ăn khớp, là đúng lúc, là tương quan, tương ứng, tương hợp, đã đủ đã thật sự trọn vẹn.

Nó chính là Đạo Cực Tiên Quyết, Cực của Cực, nó giúp chúng ta xác quyết chắc chắn được vấn đề định kỳ, xác định được một đơn vị Âm Dương sống động hóa thành trong không gian, thời gian. Vậy, ta xác định ngay trong ngày mà con dấu đóng Bạch Hổ động trên lá phiếu bầu thời số X nhất định phải xổ ra đó vậy. Quả vậy.

d- Vậy, ở hiện hữu, tức là lúc mà Thiên Diện đang động với một tính chất mà đã ăn khớp, thời ở vị lai gần nhất đó ví như sáng đi bầu được đóng dấu thì vị lai là chiều hôm ấy đài phải xổ ra con số X đó.

e- Số lý X được ta bàn đến và thắc mắc: chừng nào con số đó được đài xổ ra? thì ta hiểu: chừng nào phát lá phiếu thời có tương quan, tương ứng với Thuần Ly và lúc nào đó đi bầu được đóng dấu đồng đỏ là lúc Bạch Hổ của Thuần Ly tương hợp, tức ăn khớp đúng với câu chuyện và cả Dịch tượng. Lúc ấy nhất định con số X phải đi trong luật Cấu Tạo Hóa Thành (Tạo Hóa an bài) trên đài xổ số (bất chấp sự gian lận hay không gian lận, thời nó cũng phải bị và được hóa thành ý như vậy).

6. Thật lạ lùng thay đổi với chúng dân, nhưng, với Dịch học sĩ thì mầu nhiệm thay ở phép tương quan, tương ứng, tương xứng, tương hợp lý, tức sở học về biết đúng lúc, còn gọi là Triết lý Ăn khớp.

Ta đã từng nghiệm Định Kỳ của Mai Hoa, Bốc Phệ,… (dịch của người Tàu) nhưng không thấy hiệu nghiệm chính xác, ta mới khổ công bày ra Triết lý Ăn khớp, tức là bất đắc dĩ mới phải phát minh ra Bí Phép Định Kỳ Tân Kỳ như vậy, gọi là để lưu lại dấu vết cho Văn minh Rồng Tiên, cho nhân thế và hậu thế.

Khoa Tri Hóa Thần Toán Vô Cực Số Lý Học này được và bị chào đời với độ chính xác về Thiên Cơ, Thời Cơ, Nhân Cơ hơn mọi khoa học khác mà nhân loại đã có.

Dịch Lý Sĩ

XUÂN PHONG

Biên Soạn

CAO THANH

Các kênh thông tin của chúng tôi