Bài 02: Tìm Tiệm May – Thiên Diện THOÁI ẨN Đang Động

thanhai2000Tháng Tám 9, 2016
302 lượt xem

Dưới đây là mẫu chuyện đã được kiểm soát do Trí Tri Ý thức của con người hậu thiên.

Hôm nọ có một bạn thân đến nhà tôi chơi thấy y mặc quần đẹp quá, tôi hỏi hàng gì và may ở đâu.

Bạn tôi trả lời rằng: Soie Italie, may ở đường Nguyễn Kim.

Vì không chủ tâm đến vấn đề may quần áo, nên tôi không hỏi kỹ hiệu tiệm nào.

Cách đâu gần cả tháng…

Thuận trên đường về, bỗng dưng lòng tôi nhớ đến việc may đồ, và đồng thời đường Nguyễn Kim cũng gần kề khoảng gần đấy.

Vừa quẹo vào đường Nguyễn Kim – Trần Quốc Toản thì gặp ngay tiệm may hiệu Trung Mỹ, cửa mở rộng thầy thợ đang cắt may lăng xăng.

Lòng tự hỏi “Có phải tiệm may này không?” chạy tới vài mươi thước, lại một tiệm nữa hiệu Văn Tâm, có lầu 2 tầng, cửa tiệm đóng kín lại (bằng cửa sắt).

Chạy thêm một đổi, lại còn một hiệu Văn Cẩm, tiệm thấp nhỏ cửa mở rộng, thầy thợ hoạt động lăng xăng.

Thế là đường Nguyễn Kim có 3 hiệu may, 2 hiệu may mở cửa làm việc, một tiệm may đóng cửa nghỉ.

Với sự sống động trên, lối giờ Ngọ, nhằm thiên diện:

Khiêm (3) Giải Thuần Khôn

Tiệm nào đây? ghé vào tiệm nào? hay là về?

Học dịch, trước tiên để tránh bớt sự lỡ lầm cho bản thân, hoặc để biết cách té xe mà đỡ đau: Thuận Thiên.

Cho nên tôi bắt đầu Suy luận xem Dịch đã phụng nhĩ cái gì với tôi trong giờ phút lòng đang băn khoăn chưa tìm được quyết định.

Bạn tôi may ở tiệm nào? Lòng tôi muốn biết thế

Vậy thì:

Khiêm là Thoái Ẩn, Lui lại, Cáo thoái, Từ giã, Lui vào trong, Bỏ nhà đi, bị Gìn giữ, Nhốt vào trong…

Giải là Nơi Nơi, Phân Tán, Cửa ra vào…

Thuần Khôn là Nhu Thuận, Mềm mỏng, Đen tối, Lạnh lẽo, Không hoạt động…

Với quái nghĩa trên tôi luận thấy rằng:

  • Phạm vi 3 tiệm may mà Khiêm là: tiệm ở Giữa 2 tiệm kia
  • Phạm vi thợ may mà Khiêm là: Lui về, Cáo thoái
  • Phạm vi chủ tiệm mà Khiêm là: Từ chối tiếp khách, Lui vào trong tiệm
  • Phạm vi một cửa tiệm mà Khiêm là: Đóng cửa lại

Chỉ mới xét sơ qua về Chánh quái, chưa đề cập đến quái nghĩa cùng động có Hỗ, Biến, Động hào, Đơn quái, phương hướng, màu sắc, tình lý,… tôi thầm phán quyết chính là tiệm Văn Tâm, tiệm đóng cửa mà là tiệm ở giữa.

Nghĩ như thế, tôi quay xe ra về để cho nhịp nhàng đúng luôn với thiên diện đang sống động Khiêm.

Tuần lễ sau, bạn tôi đến nhà chơi, tôi hỏi anh may quần áo ở tiệm nào? bạn tôi trả lời: “tiệm Văn Tâm”

Đại phạm vi sự việc: KIẾM XEM TIỆM MAY NÀO

Tình lý đang có liên hệ trong câu chuyện:

– Tiệm may Trung Mỹ, tiệm Văn Tâm, tiệm Văn Cẩm, thợ may, chủ tiệm, cửa tiệm, tôi v.v…

Phạm vi hữu lý với quái nghĩa:

Khiêm: thoái ẩn Giải: Nơi nơi Khôn: nhu thuận
Khiêm giả thoái dã, thượng hạ môn lung chi tượng Giải giả tán dã, lôi vũ tác giải chi tượng Khôn giả thuận dã, nhu thuận lợi chinh chi tượng
– Lui vào trong giữa
– Đồ để trong tủ kính
– Lui về nhà
– Từ chối
– Cáo thoái
– Bế cửa
– Cửa ra vào
– Ra về tứ tán
– Hai đầu có 2 tiệm
– Tiệm nghỉ hoạt động
– Quần áo vải sổ
– Vắng bóng người
Kết luận 1/ Thụt ở khoảng giữa (không rõ ràng như tiệm ngoài đường)
2/ Từ chối nhận hàng may
3/ Bế cửa nghỉ
4/ Tiệm đóng cửa là nơi anh bạn may quần áo

Dịch nói với tôi: Chính cái tiệm giữa, tiệm được cắt khoảng giữa con đường (phạm vi 3 tiệm) và tiệm đã đóng cửa nghỉ trưa.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *