DLNM 06. Quái Nghĩa

thanhai2000Tháng 9 25, 2016
819 lượt xem

Quái Nghĩa quan trọng về hào động

Ví dụ: Bữa nọ lòng bạn muốn tìm một đề mục trong tuyển tập có 74 trang, tức mình tìm hoài không biết nó ở khoảng nào, vào trang thứ mấy. (Tuy các vấn đề này đều là vô ích song trên sự học vấn các bạn cũng nên biết qua về sự huyền diệu Dịch lý động hào)

Năm Tuất 11
Tháng Giêng 1
Ngày mùng 21
33 8 x 4
Giờ Tỵ +6
39 8 x 4
6 x 6

Dịch tượng là Thiên Sơn Độn động hào tam. Xét thấy hào tam là Hạ Quái, mà Quái thì có 6 hào. Tập sách có 74 trang.

Trước hết bạn lấy số 74 trang chia cho 6 hào thì bạn được 74 : 6 = 12 còn dư 2.

Nếu cẩn thận hơn thì nên chia con số 74 trang này làm hai phần: một phần thuộc về Thượng Quái, còn một phần thuộc về Hạ Quái, thì bạn được Thượng Quái 37 trang, Hạ Quái 37 trang.

Thứ đến bạn lấy số 37 ấy chia làm 3, tức là chia cho tam hào thì bạn sẽ được con số 12 còn dư 1, số 1 này là của chung ba hào bạn để riêng ra.

Giả sử tiếp đó bạn lại đem con số 12 đó chia cho 3 hào nữa thì bạn sẽ được con số 4. Khi còn suýt soát với ba hào thì đừng chia nữa.

Khi nãy bạn chia số 37 cho 3 hào thì bạn được con số 12 còn dư 1. Bây giờ bạn muốn cho chín chắn thì hãy nhập số 1 còn dư khi nãy với con số 4. Vậy, bạn sẽ được tất cả là 5 trang trong tập sách. Nhưng thật ra không phải trọn 5 trang, vì nếu đúng lẽ thì con số dư 1 đã bị chia thành ra là 0,3333….

Trở lại vấn đề bạn có 5 trang nhưng thật ra không trọn đủ 5 trang. Bây giờ ta tạm nói là 5 trang, như vậy từ trang 37 đến trang 41 có cái đề mục của mình muốn tìm.

Chớ nên thoả mãn, bạn hãy trở về Quái Lý là Thiên Sơn Độn, bạn hiểu nghĩa là ẩn trốn. Vậy thì nó là 38, 39, 40. Lại trở về Quái Lý nhỏ hơn nữa, với cái lý Độn thì bạn biết nó là trang 39, xong rồi lại trở về cái lý Độn thì bạn sẽ biết thêm cái đề mục ấy nó không ở đầu trang hay cuối trang mà nó phải ở khoảng giữa trang.

Lại trở về với cái lý Độn nữa thì bạn sẽ biết là cái đề mục ấy thụt vào một chút vì chấm xuống hàng.

Còn khi bạn muốn hiểu tinh vi hơn, tinh diệu hơn thì phải học Quái Lý liên quan để đọc nội tâm của tất cả cái gì mà người đời thường gọi là vô tri, vô giác. Nhưng đối với Dịch Lý thì chúng đều có tri giác của chúng với xã hội của chúng, xã hội của vật thể. Nếu nó chẳng có xã hội của nó thì sao nó thành hình bóng và chúng ta làm sao có mà sử dụng.

Các kênh thông tin của chúng tôi