PHẦN CHIÊM NGHIỆM
SỰ SỐNG ĐỘNG
BIẾN THÔNG III
Sau một thời gian thực tập biến thông quái nghĩa (I+II) hẳn quý bạn có thể nhìn biết được các hiện tượng đã đang hoặc sẽ diễn ra, trong mỗi Phạm vi Tình lý có khác nhau. Mặc dầu cùng chung một Thiên diện Sống động.
Chúng tôi xin kế tiếp mách giúp quý bạn một phương thức tiến bộ hơn: Cách Phác Họa một hình bóng theo quái nghĩa.
1/ Muốn thầm Phác Họa:
Một sự Sống động đã đang hay sẽ diễn ra cho mình hoặc cho người khác với bộ mặt nào…
2/ Phải tìm:
Một Thiên diện Sống động (trong 64 Thiên diện) đang thời diễn ra trong Vũ trụ.
Ví dụ:
Năm Đinh Mùi | 8 |
Tháng hai | 2 |
Ngày năm | 5 |
15 – (8) = 7 | |
giờ Mùi | 8 |
23 – (8×2) = 7 – (6×3) = 5 |
LUẬT TẠO HÓA HIỂN LỘ BÁO TIN
CHÁNH QUÁI | BIẾN QUÁI |
THUẦN CẤN (5)
CHỈ dã (Ngăn Che) |
TIỆM
TIẾN dã (Tuần Tự) |
3/ Phải định rõ:
ĐẠI PHẠM VI TÌNH LÝ muốn Phác Họa, đang có liên hệ gần nhứt hoặc trước nhứt.
Ví dụ: Mỗi buổi trưa, trước khi đến dạy mấy đứa nhỏ, ở nhà một cô bạn. Thường khi tôi hay vẽ trước một kiểu áo mà cô bạn sẽ mặc trong ngày (với năm, tháng, ngày, giờ nêu trên).
4/ Phải tự hỏi?
Ý nghĩa của Chánh quái đang diễn ra “Nói lên” điều gì?
5/ Phải xét xem:
Trong Đại Phạm vi Tình lý muốn Phác Họa, những cái gì có thể nói (vì dễ thấy, dễ nói mà lại đúng lý theo quái nghĩa Chánh quái đã có)
Ví dụ:
a/ Lấy ý nghĩa của Chánh quái Thuần Cấn là Ngăn Che “Dán vào” cái áo. Tôi thấy ý nghĩa Ngăn Che thích hợp với cái “Viền áo” trên một thân áo.
b/ Trong một cái áo có rất nhiều “Đường viền” phải xét xem “Đường viền” nào ta cần đề cập.
-
đường viền trôn ………………so sánh với hào ……………….1
-
đường viền tay…………………so sánh với hào………………..3
-
đường viền cổ…………………so sánh với hào………………….5
Tôi xét thấy chỉ có “Đường viền Cổ” là nổi bật và dễ phân biệt hơn các đường viền khác, theo Hào động trong các dịch tượng này
6/ Phải nêu:
Tính lý Đối đãi của sự lý nổi bật
Ví dụ:
Viền (cổ áo): Trơn tru <—-> Nếp gấp
7/ Phải so sánh:
Ý nghĩa của Thiên diện đang động (Chánh quái) với Tính lý Đối đãi
8/ Nếu có trường hợp:
a/ Tính lý Đối đãi của Sự lý nổi bật, đã vượt khỏi Tính lý của Chánh quái nghĩa là Chánh quái không hội đủ lý để giải quyết thì mới lấy Biến quái mà lý luận.
b/ Nếu Biến quái lại không hội đủ lý để giải quyết nữa thì phải hợp cả Chánh lẫn Biến làm cho trọn nghĩa mà lý luận .
c/ Ngoài ra, còn có thể lấy Tính lý của Đơn quái đang động trong Chánh Biến hoặc vị trí của Hào động mà định xa gần lớn nhỏ, cao thấp, nặng nhẹ, trong ngoài, trước sau, vuông tròn, mập ốm, ướt khô,… .
9/ Phải hiểu rằng:
Chỉ có một Tính lý nổi bật trong Sự lý Đương nhiên thích hợp với Thiên diện đang động.
Ví dụ:
Chánh quái Thuần Cấn: Ngăn Che
So lại, suy xét: Viền trơn <—-> Viền nếp gấp thích hợp với quái nghĩa:
a/ Ngăn che
b/ Ngăn che – Tuần tự
10/ Phải trở lại:
Với ý nghĩa của Chánh quái làm căn bản rồi lấy ý nghĩa của Biến quái phụ diễn thêm cho rõ Ý Chánh quái.
Ví dụ:
Thuần Cấn – Tiệm
Ngăn che – Tuần tự
- Biến ý thành: Ngăn che Đều đặn
11/ Phải nương theo:
Đại ý của Chánh quái và Biến quái mà vẽ ra một hình bóng, sao cho phù hợp gồm có tình lý thời đại, dân tộc, địa phương của Sự lý muốn Phác Họa thì ta mới có thể có một sự thỏa đáng (chính xác).
Ví dụ:
(Đường) viền cổ áo ra sao?
tức là Ngăn Che ra sao?
Lấy Biến quái Tiệm là “Tuần Tự” phụ diễn thêm cho tình lý của Ngăn che trên cổ áo thì thấy:
Ngăn Che – Tuần Tự thành ra: Viền Cổ có Nếp Gấp đối với thời đại hiện nay là :
Áo Cổ Dúm (đều đặn)