Đại Cương Dịch Lý Nhập Môn (P2): Nguồn Gốc của Dịch Lý Học

thanhai2000Tháng chín 18, 2016
433 lượt xem

2. Nguồn gốc của Dịch Lý học

LÝ DỊCH BÀN TỪ CÕI VÔ ĐẾN HỮU

Vạn vật lúc nào cũng thay đổi, biến hóa và bất cứ thay đổi nào cũng có một nguyên nhân. Nếu nguyên nhân ấy còn do một nguyên nhân khác sinh ra, thì phải ngược dòng nguyên nhân đi lên mãi..…

Nhưng tất nhiên là không thể ngược dòng mãi mãi được vì ngược dòng mãi sẽ đến li ti, và rốt cùng sẽ đến vô hình, vô thanh, vô sắc, vô khứu, tức là không còn luận bàn được nữa.

Thế nên, chúng ta phải dừng lại ở một nguyên nhân nào đó với tầm hiểu biết của con người, tự hữu, tự tại làm nguyên nhân chính cho mọi nguyên nhân, tùy và không chịu ảnh hưởng một nguyên nhân nào cả.

Nguyên nhân đó là lực lượng không chuyển động (tĩnh), vì hễ chuyển động là lại giả sử phải có một nguyên nhân khác phát sinh. Cho nên đặc tính của nguyên nhân đầu tiên là bất dịch, vĩnh viễn, tự nó không biết có từ bao giờ, và bao giờ cũng vẫn có không ở trong thời gian.

Tuy nhiên, để nhận thức được “tại sao lực không chuyển động ấy lại là nguyên lực đầu tiên, phát sinh ra mọi chuyển biến sau này”, chúng ta, trong phần nhập môn, chỉ nghiên cứu Vũ Trụ từ điểm khởi đầu đã có sự biến động, nên phải tạm dựa vào những sự kiện mà mắt có thể thấy, tai có thể nghe và trí có thể nghĩ suy được, để diễn tả lại nguồn gốc của Lý Dịch như là các yếu tố về thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ theo quan niệm hiện đại để giải thích về tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã tạo thành mọi chuyển biến sau này.

Vậy, những ví dụ và các hình vẽ mà tôi sẽ tạm dẫn chứng dưới đây, chỉ có mục đích giúp cho các bạn một phương tiện hầu có thể đạt đến Chân Lý một cách dễ dàng thôi.

Ví dụ: đổ đầy nước vào 2 chậu A và B. Cho 2 luồng nhiệt độ và hàn độ: một lạnh và một nóng, xuyên qua đáy 2 chậu đó trong một thời gian là 60 phút chẳng hạn. Ta thấy:

– nước đông đặc lại ở chậu A
– nước sôi lên ở chậu B

Giữa 2 chậu A và B mặt nước giống nhau, lúc chưa cho 2 luồng nhiệt độ vào.

Sau thời gian 60 phút, cũng vẫn là 2 chậu nước đó, nhưng sức nóng hoặc lạnh đã làm thay đổi bộ mặt của chúng, nghĩa là mặt nước của 2 chậu A và B lúc đầu so với bây giờ đã có sự khác nhau.

Vậy, ta có thể kết luận; thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có đặc tính làm chuyển biến và gây thành sự khác biệt (Đồng Nhi Dị) cho tất cả vạn vật, dù là sắt đá, cỏ cây hay bất cứ cái gì hiện hữu, trong vũ trụ này, cũng đều bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị cả. Cho nên, nghiên cứu về nguồn gốc của Lý Dịch từ điểm khởi đầu có sự động biến theo quan niệm hiện đại. Tất nhiên chúng ta bất đắc dĩ phải chấp nhận thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có thể đã kích thích nguyên lực đầu tiên không chuyển động, từ trạng thái thật hoàn toàn tĩnh (Vô Toàn Vô), bước qua giai đoạn bắt đầu manh nha có sự động biến (sơ hữu).

Bởi lẽ, thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ lúc nào cũng tiếp xúc, ảnh hưởng không ngừng, bất cứ cái gì theo liền với nó, hoặc nằm trong môi trường chi phối của nó, dù ta cho là bất động, vô tri hay vô giác, tất cả đều bị nó làm đổi khác. Do đó, tôi biểu diễn “khoảng trống hoàn toàn không”, một uyên nguyên đầu tiên, không chuyển động của Vũ Trụ, sau khi đã bị thời gian và nhiệt độ ngự trị như sau:

Nhận xét hình vẽ trên ta thấy có hai khoảng trống:

  1. Khoảng trống chưa có thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối (A).
  2. Khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị (A’).

Giữa hai khoảng trống, tượng trưng hình ảnh của Vũ Trụ, lúc đầu có sự giống mà hơi khác nhau ấy, ta có thể lấy chu trình này:

để giải thích ý niệm trong không hàm chứa và do ban cho nghĩa không một sự lý chí lý.

Nếu lấy khoảng trống chưa bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối, so sánh cùng với đối tượng của nó là khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị. Chúng ta thấy giữa hai khoảng trống đó đã khác biệt nhau.

Sự khác biệt này, giả sử ta không biết là nó thuộc về phương diện nào: năng lực, tính chất, hình thể, trọng lượng, vô hay hữu hình..… Nhưng ta có thể nhận biết được trong các sinh hoạt của người hoặc mỗi vật đều có sự không đồng (khác mà hơi giống nhau), do các yếu tố có tính cách “nhu cầu” mà sự hấp dẫn bắt đầu manh nha tiến dần đến trạng thái manh động, rung động, liên động rồi chuyển động. Trạng thái chuyển động ấy, xâm chiếm một cả thể của khoảng hư vô và kết hợp, những yếu tố nhu cầu với nhau, gây thành sự quân bình (thăng bằng) tối thiểu, mà lẽ quân bình ấy sẽ là nguồn cội của mọi phát triển sau này.

Tôi biểu diễn hình ảnh khoảng trống, có chứa sự khác biệt sau khi đã trải qua một chu trình sau:

Từ khoảng trống Vô Toàn Vô (Vô0) đến khoảng trống phối hợp (Vô1+Vô2+ Vô0+Vô1+Vô2 ) là một chu trình.

Khoảng trống phối hợp đó, lại là khoảng trống khởi đầu cho một giai đoạn mới của chu trình khác.

Cứ như thế mà lập đi lập lại mãi những “bước đi” nhất định của chu trình, từ vô đến hữu hình, từ nội đến ngoại giới, từ tiểu Vũ Trụ đến đại Vũ Trụ, từ con người hoặc các sinh vật khác, bất cứ vạn vật ở dưới hình thức nào tất cả cũng đều diễn tiến theo đúng chu trình đó.

Ví dụ: dựa vào Dịch Lý để truy nguyên và phân tích về mưa, tóm lược trong 4 giai đoạn như sau:

NGUYÊN (mưa) khởi đầu của mưa, gọi là nguyên mưa, là hơi nước khởi đầu còn trong nước, chưa bốc lên được, là còn trong cõi âm, ở nước.

HANH (mưa)  hơi nước đã có sức bốc lên được gọi là Hanh mưa.

LỢI (mưa) hơi nước bốc lên mãi, đến một tầng hơi khí nào cùng hòa đồng với nó, tức như có sự ghé lại ở trạm đó một số hơi khí để kết thành mây, đó là hơi chi toại, là Lợi mưa (nên nhớ mây có thấp có cao).

TRINH (mưa) là hơi nước đã thành mưa, tuy nhiên đám mây bi giằng co giữa lực hấp dẫn của sức nóng bên trên và trọng lượng của hơi nước trong mây rơi xuống do sức thu hút không kịp, hoặc không đủ sức cùng là do sức nóng bên dưới đi lên, không đủ lực thu hút hết hoặc tan biến nó, nên không tránh khỏi mưa..…

Vì muốn cho mọi người đều hội lý được, nên giới hạn một sự việc luôn luôn là ở tầm mắt thấy, tai nghe và trí nghĩ suy được. Vậy các sự việc dĩ nhiên đều có lý NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH.

Trước cái NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH là NHU, THUẬN, LỢI, TRINH. NGUYÊN rồi đến HANH, HANH này lại là NGUYÊN của LỢI, LỢI này lại là NGUYÊN của TRINH, TRINH này lại là NGUYÊN của muôn sinh hoạt khác..…

Cứ như thế, vạn vật tiến triển từ giản dị đến phồn tạp, từ cực nhỏ đến cực lớn, theo một tiến trình từ một khoảng Không Hoàn Toàn Không đến khoảng không cùng cực trong khoảng không ấy rồi bắt đầu thay đổi tức khoảng không đó có sự khác biệt nhưng là một khác biệt cộng hưởng bởi nó chỉ là một, cho nên sự cộng hưởng không có gì là lạ vì một sự cộng hưởng như vậy mà lẽ quân bình phát hiện và cũng chính vì sự quân bình đó mà lẽ sinh tồn hay sinh hóa mới có, cơ nghiệp Tạo Hóa mới rõ theo một hệ thống nhất luật từ bấy đến nay.

sự quân bình tối thiểu là mộthai, nếu đem cái tối thiểu một mà có hai đó hợp lại theo chiều dọc thì ta có được số quân bình một mà có ba hay một mà có bốn hoặc một mà có năm.

Hai hình trên hết có thể gây nên ấn tượng cho các bạn về Âm Dương, Tứ tượng, Ngũ hành manh nha. Hình (3) và (4) thì phân tách mổ xẻ rõ ràng hơn, các bạn có thể vẽ hình (5) và (6) thì mới thật là đầy đủ cho phần Tri và Kiến thức. Nơi đây, tôi đem hình (3), (4), (5), (6), (7) và (8) ghép lại thành bốn hình đầy đủ cho Ngũ trung của Hà Đồ hoặc Lạc Thư mà cũng là để cho rõ Ngũ hành manh nha trên phương diện hình bóng.


Hai hình này có chữ Động Tĩnh là vận hội đang đi, các bạn có thể vẽ thành tám hình mới thật là đầy đủ, tức là 4 hình nữa.

Các kênh thông tin của chúng tôi