Học Dịch tức là học về Âm Dương, mà Âm Dương tức như là Động Tĩnh. Khi luận một việc hay muốn hiểu biết một quẻ phải suy phần Động luận phần Tĩnh, suy phần Tĩnh, luận phần Động cũng như một sự vật thì phải có cái vỏ và cái ruột. Thường khi người học chỉ thấy phần vỏ mà không thấy phần ruột, cũng như thấy sự Động mà không thấy được sự Tĩnh vì sự Động mới làm cho ta chú ý mà có thể thấy hoặc thâu thập hay lĩnh hội được.
Còn sự Tĩnh thì ta không thấy, vì lẽ không Động. Nhưng mà nhất nhất mỗi sự vật đều có phần Tĩnh và phần Động vì trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.
Trong ý nghĩa của mỗi một quẻ, ta cũng nên suy đến lẽ Động Tĩnh thì mới hiểu được Lý của Dịch.
Ví dụ: vào một giờ nào đó có tên là Thiên Sơn Độn mà Độn có nghĩa là thoái (lui trốn) mà giờ đó chẳng phải ai cũng đều thoái bởi vì có kẻ ngồi nhà, người đi, thì người đi gọi là thoái, là lui mà người ngồi ta gọi là ẩn, là trốn.
Muốn khỏi thắc mắc tại sao nói là thoái (Độn) mà người ấy ngồi đó (chưa Độn), ta phải học cho thấu triệt cái tính cách quan trọng của 6 hào và gắn luôn chữ Độn theo thứ bậc của 6 hào:
Lục
Ngũ
Tứ
Tam
Nhị
Sơ
Độn
Độn
Độn
Độn
Độn
Độn
Ví dụ: thêm cái ví dụ nữa cho dễ hiểu, ta cho Độn ở hào sơ. Ta thấy rõ “Độn sơ” nghĩa là Độn còn nhỏ lắm, ít lắm, khó thấy được, nghĩa là cái Độn mới nảy ra trong lòng hay đương Độn trong lòng.
Nếu Độn nhị thì ông ấy đã tuyên bố cho mọi người biết ý định Thoái (Độn) của ông.
Nếu Độn tam nghĩa là ông ấy đã xách va ly đứng dậy đi.
Mà nếu Độn tứ là ra khỏi cửa, Độn ngũ ở ngoài đường.
Lục Độn thì ông ta đã đi mất rồi.
Đó là lấy Lý mà nói chớ không phải nhất định như vậy.
Tất cả các Quái Nghĩa đều phỏng theo như vậy, Bốc Phệ đã phỏng theo các ý thức vừa qua rồi đem vào tình người trong xã hội gia đình mà đặt ra là Phụ, Huynh, Tử, Tài, Quan, là hạn hẹp lại để nói Lý cho dễ hiểu.
Lại cũng nên biết thêm cái luật định Âm Dương của 6 hào là:
– Âm lục | – Dương ngũ | – Âm tứ |
– Dương tam | – Âm nhị | – Dương sơ |
Cho nên khi ta gặp một Quái mà 6 hào không theo thứ tự Âm Dương, ta phải biết chế hóa nghĩa là Dương cư Âm mà Âm cư Dương động dụng thì dĩ nhiên hoặc là vô cửu, hữu hối, vô hối..…
NÓI DỊCH DO ĐƠN QUÁI
Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi bộ ngừng tại cổng xe lửa (tàu hỏa), vì có một đoàn tàu sắp chạy ngang qua đó. Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hay có người quen hỏi rằng: tiên sinh hãy nói xem chiếc xe loại nào sắp chạy ngang qua đây.
Biết rằng trên đường này có hai loại (tình lý thời đại): một chiếc thuộc về sạch sẽ và một chiếc không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra dịch tượng là Thuần Đoài:
Năm Tuất 11
Tháng giêng 1
Ngày mùng 6
= 18 8 x 2
Giờ Mùi + 8
= 26 8 x 3
Xét ý nghĩa của Dịch Tượng Thuần Đoài là Duyệt dã: đẹp đẽ, nên đoán rằng chuyến xe sắp chạy qua thuộc loại đẹp, mà hễ đẹp là ẩn cái nghĩa sạch sẽ mới có ý nghĩa đẹp.
Ví dụ 2: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng tại chắn tàu này, bạn tính ra dịch tượng là Hoả Phong Đỉnh, người ta cho biết hay là bạn cũng tự biết trên đường rầy này có hai loại xe: một loại thuộc về chụm lửa (chaudière), một loại thuộc về điện lực.
Dĩ nhiên bạn biết xe sắp chạy qua là loại chụm lửa..…
Ví dụ 3: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng tại cổng xe lửa, khi bạn tính ra dịch tượng Trạch Hoả Cách thì bạn biết là nó đã đổi đầu máy hoặc đem đầu máy này về để đầu máy khác thay thế.
Ví dụ 4: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng tại cổng xe lửa, khi tính ra dịch tượng là Hoả Sơn Lữ thì bạn liền biết là xe chở hành khách..…
NÓI DỊCH DO CHÍNH QUÁI VÀ BIẾN QUÁI
Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi bộ ngừng tại cổng xe lửa (tàu hỏa), vì có một đoàn tàu sắp chạy ngang qua đó. Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hay có người quen hỏi rằng: tiên sinh hãy nói xem chiếc xe loại nào sắp chạy ngang qua đây.
Biết rằng trên đường này có hai loại (tình lý thời đại): một chiếc thuộc về sạch sẽ và một chiếc không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra dịch tượng là Thuần Đoài động hào nhị, biến Quái là Trạch Lôi Tùy.
Năm Tuất | 11 |
nhị động |
|||
Tháng Giêng | 1 | ||||
Ngày mùng | 6 | ||||
18 | 8 x 2 | ||||
Giờ Mùi | 8 | ||||
26 | 6 x 4 |
Ví dụ 2: cũng ngừng tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch Tượng là Hỏa Phong Đỉnh động hào ngũ biến ra là Thiên Phong Cấu.
Bạn nói ngay là đầu máy chụm lửa có móc nối (các toa xe).
Ví dụ 3: cũng bị ngừng tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch Tượng là Hỏa Sơn Lữ, động hào sơ biến ra Thuần Ly.
Bạn nói ngay là hôm nay nó chở khách nhà binh vì Ly là quân nhân còn có nghĩa là môn hộ bất ninh.
Nói được như vậy là tại người học Dịch biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội, thời đại, tùy thời mà biến Dịch, sanh ra có Đạo Biến Thông Thiên Địa, hợp cùng trời đất, quỉ thần mà không sai trật. Ví dụ như cũng quẻ Lữ biến ra Thuần Ly đó, nhằm sự thích nghi của nó thì bạn lại nói rằng : hôm nay nó chở khách văn nhân. Ấy vậy, Dịch là huyền diệu, học giả phải biết biến thông là đạo tự mình chớ điều đó không thể truyền thụ được..…