- 1 LỜI GIỚI THIỆU
- 2 LỜI TRẦN TÌNH
- 3 LỜI TRI ÂN
- 3.0.1 CÂU HỎI SỐ 01: TẠI VÌ SAO TA TÌM HỌC DỊCH LÝ?
- 3.0.2 CÂU HỎI 02: TẠI VÌ SAO CHÚNG TA ĐỀ CẬP ĐẾN CON NGƯỜI?
- 3.0.3 CÂU HỎI 03: CON NGƯỜI LÀ GÌ?
- 3.0.4 CÂU HỎI 04: LÝ TRÍ LÀ GÌ?
- 3.0.5 CÂU HỎI 05: Ý NGHĨA CỦA SỐ LÝ 01 LÀ 02 LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
- 3.0.6 CÂU HỎI 06: LÝ LẼ LÀ CÓ 02 TRONG 01, NGHĨA LÀ SAO?
- 3.0.7 CÂU HỎI 07: KHI CHÚNG TA SUY TƯ, DÒNG TƯ TƯỞNG KÉO DÀI MIÊN MAN, LÚC NHỚ LÚC QUÊN, LÚC NHỚ MANG MÁNG – CHÚNG TA CÓ THỂ NÀO NHỚ LẠI KHÁ CHÍNH XÁC KHÔNG?
- 3.0.8 CÂU HỎI 08: SỰ ĐỊNH DANH LÀ SAO?
- 3.0.9 CÂU HỎI 09: TÊN LÀ GÌ? LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
- 3.0.10 CÂU HỎI 10: GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐỊNH DANH ?
- 3.0.11 CÂU HỎI 11: ĐỒNG NHI DỊ LÀ GÌ ?
- 3.0.12 CÂU HỎI 12: ÁP DỤNG ĐỒNG NHI DỊ NHƯ THẾ NÀO?
- 3.0.13 CÂU HỎI 13: LOẠN NGÔN, LỘNG NGÔN, VỌNG NGỮ LÀ SAO?
- 3.0.14 CÂU HỎI 14: ĐỊNH Ý NGHĨA HAI CHỮ ÂM DƯƠNG ?
- 3.0.15 CÂU HỎI 15: XIN CHO BIẾT THẬT RÕ VỀ DANH ÂM DƯƠNG?
- 3.0.16 CÂU HỎI 16: DANH LÝ và DANH ĐƯỢC LÝ khác nhau ra sao?
- 3.0.17 CÂU HỎI 17: ĐỂ CHO DANH ĐƯỢC LÝ KHÔNG XA RỜI CHÂN LÝ, CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO? LÀM THẾ NÀO?
- 3.0.18 CÂU HỎI 18: DỊCH LÀ GÌ? DỊCH LÝ LÀ SAO? Ý NGHĨA RA SAO?
- 3.0.19 CÂU HỎI 19: ĐỘNG TĨNH LÀ GÌ? LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
- 3.0.20 CÂU HỎI 20: THAY ĐỔI NGHĨA LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
- 3.0.21 CÂU HỎI 21: BỘ MẶT MỚI PHỦ LÊN TRÊN,NGHĨA LÀ SAO?
- 3.0.22 CÂU HỎI 22: XIN CHO BIẾT Ý NGHĨA CỦA SỰ DIỄN TIẾN?
- 3.0.23 CÂU HỎI 23: BIẾT SỰ DIỄN TIẾN CÓ ÍCH LỢI CHI?
- 3.0.24 CÂU HỎI 24: XIN CHO BIẾT VỀ: SỰ TUẦN TỰ VÀ TRẬT TỰ LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
- 3.0.25 CÂU HỎI 25: LÝ LẼ KHỞI DỨT LÀ GÌ? LÀ SAO?
- 3.0.26 CÂU HỎI 26: TIÊN HẬU NGHĨA LÀ SAO?
- 3.0.27 CÂU HỎI 27: XIN HỎI CÙNG LÚC CHUNG CÙNG NGHĨA LÀ SAO?
- 3.0.28 CÂU HỎI 28: XIN CHO BIẾT VỀ SỰ TỰU THÀNH LÝ HÓA THÀNH?
- 3.0.29 CÂU HỎI 29: XIN NÓI RÕ VỀ LÝ SỐ 01 LÀ 03
- 3.0.30 CÂU HỎI 30: XIN CHO BIẾT CÓ BAO NHIÊU CÁI HÓA THÀNH TỐI THIỂU 01 LÀ 03 TRONG VŨ TRỤ VÔ HỮU NẦY?
- 3.0.31 CÂU HỎI 31: TỨ TRỤ CÓ PHẢI LÀ 01 LÀ 04? CÒN CÓ DANH GỌI TỨ TƯỢNG VẬN HÀNH ĐẠO?
- 3.0.32 CÂU HỎI 32: HỎI XIN CHO BIẾT HÌNH ĐỒ NỔI TIẾNG VỀ VẬN HÀNH ĐẠO – THEO CÁC VẠCH ĐỨT VÀ LIỀN.
- 3.0.33 CÂU HỎI 33: XIN CHO BIẾT SƠ LƯỢC TRIẾT LÝ NGŨ HÀNH?
- 3.0.34 CÂU HỎI 34: XIN CHO BIẾT NGHĨA LÝ CỦA CÁI LÝ 01 LÀ 05?
LỜI GIỚI THIỆU
——–O0O——–
QUYỂN SÁCH VẤN ĐÁP VỀ NỀN Nội dung quyển Sách này đã được dùng làm phương tiện để ôn tập về nhiều Bộ Sách khác nhau của DỊCH LÝ VIỆT NAM trong nhiều năm Truyền Bá Dịch Lý Việt Nam của Cao Thanh Cao Thế Nhân biên soạn; nay được dùng như một Nhịp cầu để cùng các Bạn làm quen với Dịch Lý Việt Nam và tìm hiểu về KỶ NGUYÊN TIÊN HẬU THIÊN TRÍ TRI Ý. Quyển nầy dành riêng cho chương trình Sơ cấp, các quyển trung cấp và cao cấp sẽ tùy cơ duyên nối tiếp…. Hạnh Thanh cũng may mắn đã được chính người Biên soạn truyền đạt những nội dung súc tích này như nhiều đồng môn Sư Huynh Đệ khác. Rất mong các Bạn tìm được ở đây một Nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam Tân Kỳ và Khoa Học do chính người Việt Nam chúng ta ngày nay đã và đang làm sống lại Nền Văn Minh Âm Dương Tiên Rồng ngàn xưa của Dân Tộc. Trân trọng giới thiệu, Hạnh Thanh. |
LỜI TRẦN TÌNH
——–O0O——–
Chúng tôi cố gắng hướng dẫn tham khảo Văn Minh Dịch Lý Việt Nam dưới hình thức vấn đáp. Trả lời cho thật chính xác câu hỏi, và không thừa, không thiếu ý nghĩa, ý tứ trong câu hỏi… Đó là đủ và thừa sức theo dõi nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam do Thầy Tổ Dịch lý sĩ Xuân Phong khai sáng. Hy vọng lần nầy, chúng tôi hoàn tất ước vọng Đại Chúng Hoá Văn Minh Dịch lý Việt Nam. Các câu hỏi vấn đáp lần lượt tuân theo hai nguyên tắc: – Từ dễ đến khó, từ Sơ cấp lên Trung cấp và lên Cao cấp… Như vậy ắt sẽ có những câu hỏi trùng lập và dĩ nhiên được và bị chúng tôi trả lời theo kiểu nâng cấp. Các câu hỏi về Triết lý Ngũ Hành 05 là 01, 01 là 05 trong quyển Dịch lý Nhập Môn… Quyển nầy nói về tại sao có cái lý ngũ hành sinh khắc… Và Thầy Tổ nhơn đó chứng minh sớ đi của nguyên tử. Các câu hỏi về Kỷ nguyên Trí Tri Ý Thức trong quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam… Đây là quyển nồng cốt của Kỷ nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức do dân tộc Việt-Nam phát minh. Các câu hỏi về Phạm vi Tình Lý, Chiết tính Tình Ý…v…v… Nằm trong hai quyển thật dày mang tên: Việt Nam Dịch Lý Khai Nguyên… Hướng dẫn người tham dự học tập phép Tiên Tri Tiên Giác Tân Kỳ của Người Việt Nam. Các câu hỏi về Tại sao có cái lý lẽ Nhu Thuận, Cương Kiện, Lộ Hành, Trung Thật… Tại sao chỉ có 064 và chỉ bấy nhiêu đó mà thôi. Nó ở trong quyển Vũ trụ Ngữ Liên Hành Tinh. Các câu hỏi Số Lý ở trong quyển Âm-dương Số Lý và Dương Âm Lý số… Nhất là các câu hỏi trong quyển Tiên đồng Ngọc Nữ. Tóm lại, quyển sách Vấn Đáp về Văn Minh Dịch Lý Việt Nam, chỉ là quyển ôn tập, dưới dạng Vấn đáp thân tình nắm tay nhau cùng tìm hiểu về Kỷ Nguyên Mới: Kỷ Nguyên Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý. Năm 1983, Thầy tôi cố gắng viết cho xong quyển Âm Dương Lý số… Vì sau nầy nhân loại sẽ sống trong nền Văn Minh Lý Số, mà manh nha của nó là máy vi tính đây. Rồi sau đó, loài Người mới ung dung bước vào Kỷ Nguyên Liên Hành Tinh của dân tộc Việt Nam. Thầy phó thác cho tôi phải hoàn tất quyển đó và chỉnh chính cho xong quyển Vấn Đề Lý Học. Cuối năm 1996 tôi báo cáo với Thầy: “Con đã làm tạm xong và đã đánh máy lưu tài liệu rồi.” – Thầy nói: “An tâm rồi, nhưng có lẽ phải có một quyển duy nhất xỏ xâu hết mọi quyển sách của Thầy. Gom tất cả các quyền của Thầy về một mối.” Chuyện quá lớn, không thể làm nổi – thời gian lâu sau đó, tôi nảy ra ý định gom hết các câu hỏi mà mình đã hướng dẫn Dịch từ năm 1967 tới nay đúc kết lại (năm 2001, tôi mới nảy ra ý này, thì Thầy đã thành người thiên cổ, tôi bỏ qua luôn). Hy vọng cơ duyên đã đến. Tôi phải làm nốt phần cuối cùng – gom hết ý chánh của mọi quyển, tạo thành quyển Vấn Đáp, ngõ hầu dể ôn tập toàn bộ hệ thống Văn Minh Dich Lý Việt Nam. Đáng Lý thì không có quyển Vấn Đáp nầy… Nhưng rồi lại có nó. Nhưng, quyển Vấn Đáp chỉ có giá trị ôn tập thật thuận lợi mà thôi. Tôi là thơ ký riêng của Thầy Mì… Vì vậy tôi tự hứa, mình không được quyền thêm thắt điều gì, khiến người đời hiểu lầm về Thầy Tổ Dịch Lý Việt Nam. Tôi cũng là Trưởng ban truyền bá Dịch Lý Việt Nam, từ năm 1967 đến 1975 vậy không có chi phải lo ngại về sai lạc nội dung Dịch Lý Việt Nam trong quyển Vấn Đáp nầy… Vì nó được và bị gom góp từ các câu hỏi của các khóa học xưa kia, dĩ nhiên Thầy Tổ đã chỉnh chính rồi. Dịch lý tân kỳ do dân tộc Việt Nam phát minh, sau khi Thầy Tổ ra đi, không một ai có đủ khả năng quán xuyến như Thầy… Cho nên, lẽ đương nhiên Trời đất phải phân công, đơn giản thế thôi. Vì một GỐC CÂY DỊCH LÝ VIỆT NAM, nay đã thấy ĐÂM CÀNH XANH TƯƠI rồi đó. Tất cả học trò của Thầy, mọi Người đều tất bật bảo vệ Công Đức To Tát của Thầy. Mong rằng quyển Vấn Đáp nầy bổ ích cho Người nào ưa thích nghiên cứu Văn Minh Dịch Lý Việt Nam đó vậy. Trân trọng cẩn kính, Cao Thanh Cao Thế Nhân |
LỜI TRI ÂN
——–O0O——–
Chúng tôi, Ban Điều Hành các Lớp Văn Minh Dịch Lý Việt Nam chân thành tri ơn mọi thiện chí khắp muôn phương Quý Anh Chị Em đã theo dõi khoá Văn Minh Dịch Lý Việt Nam. Và toàn thể Anh Chị Em đã nghiên cứu Khoa Văn Lý Học, Vũ Trụ Ngữ Liên Hành Tinh của Dịch Lý Việt Nam. Chúng tôi cũng không quên tri ân anh Hạnh Thanh và anh Thanh Hải. Hai anh đã hết lòng phụ trợ mọi mặt trong việc hình thành quyển Sách Vấn Đáp nầy. Chúng tôi nhớ ơn quý anh, chị, em đã hết lòng cho chúng tôi mượn phòng sinh hoạt Dịch Lý, và nhất là nhà in Mr. Print (USA). Sự nhiệt tình của Quý Vị đã đóng góp thành một công đức lớn lao để cuốn sách Vấn Đáp Dịch Lý được nhanh chóng xuất bản, dự phần vào việc Quảng Bá Nền Văn Minh Dịch Lý Việt Nam của Dân Tộc Rồng Tiên. Xin Đa Tạ, Cao Thanh Cao Thế Nhân |
CÂU HỎI SỐ 01: TẠI VÌ SAO TA TÌM HỌC DỊCH LÝ?
Trả Lời: Tại vì nghe nói mục đích của Khoa Dịch Lý Học là để tìm biết về:
- Nguồn gốc của Lý Trí Tánh: Đức tánh biết Biến Hóa Hóa Thành…
- Học về Vạn Vật Quy Nhất Lý. Nhất Lý là Âm-Dương lý… Nó chính thị là Khoa học tổng tập của nhân thế.
- Học về chân lý Tuyệt Đối…tức Chân Lý mãi mãi, chân lý tuyệt đối là yếu lý Âm Dương Đồng Nhị Dị, nó là nguồn gốc sản sinh ra lò tạo hóa đó vậy.
- Học về Thiên Địa Chí Công Vô Tư, tức học về Biến Hoá Luật Biến Động, Biến Đổi, Biến Hoá, Hóa Thành.
- Học về Vũ Trụ Ngữ để thông dịch đại ý tiếng nói của thượng cầm hạ thú và của con Người.
- Học về Vũ Trụ Đạo để Thuận Thiên Hành Đạo và để khai vật thành vụ. Điều tối quan trọng là học TU THÂN.
- Dịch không là gì cả. Dịch là cái gì đó. Dịch là tất cả Nghe nói hấp dẫn quá, nên bèn tìm học dịch lý.
CÂU HỎI 02: TẠI VÌ SAO CHÚNG TA ĐỀ CẬP ĐẾN CON NGƯỜI?
Trả Lời:
- Vì chúng ta mang DANH TÁNH CON NGƯỜI. Cho nên, trước tiên chúng ta phải bị và được đề cập… Đến con Người cái đã.
- Con Người tìm hiểu về Con Người, đề cập đến con Người – đó là VIỆC LÀM vô cùng THIẾT THỰC.
- Con Người “TÔI” lẽ dĩ nhiên, đương nhiên rất GẦN Gũi với chính bản thân con người “TÔI ” có gì, có chi để đề cập? Không đâu… Tôi chẳng biết “TÔI” là ai đâu? Từ đâu “TÔI” đến đây? Đến đây để làm gì? Và rồi “TÔI” sẽ đi về đâu? Cái “TÔI” đáng ghét, cho nên Tôi không hiểu “TÔI”. Thật sự “TÔI” là ai? Tôi cũng chẳng biết… Cho nên, rất cần đề cập đến CON NGƯỜI để mang cái “TÔI” XA LẠ về GẦN với Cái “TÔI” CON NGƯỜI.
CÂU HỎI 03: CON NGƯỜI LÀ GÌ?
Trả Lời:
- Khi tôi tự hỏi – Con Người là gì? Có nghĩa là tôi tự thắc mắc muốn biết: Tôi là gì? Tôi là ai? Tôi tìm đọc hết mọi sách triết học luận bàn về Con Người. Tôi tìm đọc các sách y học về cơ thể con Người. Các sách văn chương tiểu thuyết nói về siêu nhân, anh hùng cái thế. Tôi đọc hết. Than ôi! Con Người vẫn dẫy đầy Huyền Vi, huyền bí vẫn bao phủ, bao quanh cái tôi Con Người.
- Con Người tôi đáng yêu biết bao, đáng bị và được Bảo vệ. Tự sát là phạm tội rất nặng. Cái “TÔI” lại đáng ghét biết bao. Cái “TÔI” cưu mang trùng trùng tội lỗi – Đó chính là Âm Dương Lý trong một cái “TÔI” Con Người.
- Con Người theo quan điểm Văn Minh Dịch Lý Việt Nam: Con Người là một vật NĂNG THẮC MẮC – Thắc mắc hoài, thắc mắc mãi, thắc mắc tại sao? Rồi tận dụng lý trí sẵn có để giải đáp mọi cái tại sao. Hóa ra Chính Con Người dùng lý trí thắc mắc về nguồn gốc của Lý trí. Lý trí giải đáp cho được tại vì sao có Lý trí. Đó là con Người theo quan điểm Văn Minh Dịch lý Việt Nam.
CÂU HỎI 04: LÝ TRÍ LÀ GÌ?
Trả Lời:
- Lúc trí óc chúng ta Chợt loé sáng lên, nó giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề gì đó. Chúng ta gọi nó là LÝ TRÍ.
- Khi chúng ta suy nghĩ tới một ngôi sao xa xăm, xa tít nào. Lý trí liền tới ngôi sao đó và trở về ngay LẬP TỨC. Xem như Vô giây phút về sức phóng ra và thu về của Lý Trí. Đặc Tánh của Lý trí là Liền tức khắc, lập tức nó mang Tính bất chấp không thời gian. Nó độc lập với Không thời gian.
- Tiền nhân nói: Nhanh như THẦN. Sức thu phóng của Lý Trí quả thật Nhanh như Thần vậy, ta gọi là Lý Trí hay Thần Trí thì cũng vậy. Thần Trí trụ về đúng hướng, đúng chỗ, ta gọi nó là ĐỨC THẦN MINH CHÍ CÔNG VÔ TƯ.
- Lý trí khi ứng xử, nó bị và được đặt tên là LÝ LẼ.
Ví dụ: Anh nói trái banh nầy TO quá, tôi xác định nó NHỎ. Anh dùng lý lẽ nào để xác định Trái banh nầy TO quá có được không? Vậy, chỉ có 01 trái banh và chỉ có 01 mà thôi. Thì chúng ta không làm sao xác định trái banh ấy TO hay NHỎ cho được . - Nhưng trong một phạm vi có hai trái banh, trái banh “A” và trái banh “B”. Khi chúng ta so sánh xong. Chúng ta kết luận trái banh “A” ĐƯỢC LÝ To hơn trái banh “B” (hình hai trái banh “A” và “B”). Vấn đề ĐƯỢC LÝ là tối thiểu phải có hai trong 01 phạm vi nào đó. Vấn đề Được Lý tạm thời chấm dứt sự tranh cãi về Lý lẽ. Vậy Lý là có 02 trong 01 – Có nghĩa là Lý Trí luôn luôn ôm ấp Yếu Lý Âm Dương Đồng Nhị Dị đó vậy, nói khác đi: Đồng nhi Dị là Tiềm Lực phát sinh ra Lý Trí.
CÂU HỎI 05: Ý NGHĨA CỦA SỐ LÝ 01 LÀ 02 LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
Trả Lời:
- Ví dụ: nói về phạm-vi phẩm chất “đẹp và xấu” của 01 căn nhà mà chỉ có 01 căn nhà duy nhất nầy mà thôi.
Anh A nói phẩm chất căn nhà nầy đẹp (01 là ý đẹp)
Anh B nói phẩm chất căn nhà nầy xấu (02 là ý xấu)
Vậy, có hai ý “Đẹp” khác với ý “Xấu” trong một phạm vi phẩm chất:
01 – Phạm-vi phẩm chất: căn nhà phải có tối thiểu một phẩm chất .
02 – Phạm-vi ý nghĩa: đẹp và xấu. - Trong 01 đơn vị Hóa Thành nào tối thiểu cũng phải có 02 ở trong chính 01 đó.
Vậy nghĩa lý của số 01, tức Số lý 01 mang nghĩa lý Tuyệt Đối hoặc mang nghĩa lý Nền Tảng.
Và Số lý 02 mang nghĩa lý Tương Đối (tương đối là có 02), tức là có sự So Sánh Được Lý. - Số Lý là con số đó thì có cái lý đó.
số 01 mang nghĩa Lý, cái LÝ: Tuyệt đối.
số 02 mang nghĩa Lý, cái Lý: Tương đối.
Ghi chú: nhà dịch học sẽ theo dõi Lý số và số lý, (chúng ta sẽ trở lại sâu hơn ở trung cấp)
CÂU HỎI 06: LÝ LẼ LÀ CÓ 02 TRONG 01, NGHĨA LÀ SAO?
Trả Lời:
- Anh A nói: “Căn nhà nầy đẹp quá”. Anh B nói: “Căn nhà đó xấu quá”. Vậy, chỉ có một căn nhà, mà tối thiểu nó đã sẵn chứa đựng 02 ý kiến: đẹp và xấu. Nó sẵn có đẹp xấu trong 01 chính nó.(Trong phạm vi Phẩm chất căn nhà).
- Trong 01 căn nhà chỉ mang một nghĩa lý Đẹp – vô lý ngay tức khắc. Trong 01 căn nhà chỉ có một nghĩa lý xấu – vô lý ngay tức khắc. Vậy, để cho phạm vi Phẩm chất trở thành ĐƯỢC CÓ LÝ ắt phải tối thiểu có hai căn nhà để so sánh, hoá ra có sự Được Có Lý sau khi so sánh .
- Tóm lại: Trong bất cứ đơn vị 01 Hóa Thành nào bất kể tối thiểu cũng phải có 02 giống mà khác ở tự trong chính 01 đó.
Lý Lẽ (ứng dụng của Lý Trí gọi là Lý Lẽ ) là phải có 02 trong một lý lẽ – Tên chuyên môn gọi là DANH ĐƯỢC LÝ (02 trong 01).
Xin lưu ý lại: Vậy, để cho phạm vi Phẩm chất trở thành ĐƯỢC CÓ LÝ cho cả hai xấu lẫn đẹp, ắt phải tối thiểu có hai căn nhà. Sau khi so sánh cả hai đều ĐƯỢC LÝ: Căn nhà “A” – ĐƯỢC LÝ ĐẸP, căn nhà “B” – ĐƯỢC LÝ XẤU.
CÂU HỎI 07: KHI CHÚNG TA SUY TƯ, DÒNG TƯ TƯỞNG KÉO DÀI MIÊN MAN, LÚC NHỚ LÚC QUÊN, LÚC NHỚ MANG MÁNG – CHÚNG TA CÓ THỂ NÀO NHỚ LẠI KHÁ CHÍNH XÁC KHÔNG?
Trả Lời:
- Chúng ta nhờ có phương pháp NEO Ý. Chúng ta dùng tờ giấy nháp suy nghĩ tới đoạn nào, tới đâu đều Được và Bị GHI CHÉP bằng ký hiệu Văn Tự, chữ nghĩa.
- Hoặc chúng ta ghi nhớ bằng ký hiệu tượng hình.
- Dù chúng ta dùng xài ký hiệu Văn Tự, ký hiệu Tượng hình, hoặc ký hiệu Số lý. Bất cứ loại ký hiệu nào cũng chỉ làm công tác NEO Ý mà thôi .
- Để khỏi quên những ý hay ho trên dòng suy tư – Người ta dùng xài phép NEO Ý, mà công cụ đắc lực cho phép Neo Ý chính thị là Tự, Từ, Ngữ, Ngôn xướng.
- Tất cả những DANH LÝ và DANH ĐƯỢC LÝ, chúng Bị và Được con nhà Ngôn ngữ học đưa vào Tự, Từ, Ngữ, Ngôn xướng – Đó cũng là Quy Ước của phép Định Danh, bình dân gọi là Sự Đặt Tên. Sự đặt Tên là Phép Neo Ý – Nó dùng xài ký hiệu của Tự, Từ, Ngữ, Ngôn xướng dựa trên nền tảng DANH LÝ và DANH ĐƯỢC LÝ.
Ghi chú: Trong Câu Hỏi Biến Hóa Luật, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của DANH LÝ khác với DANH ĐƯỢC LÝ ra sao.
CÂU HỎI 08: SỰ ĐỊNH DANH LÀ SAO?
Trả Lời:
- Sự định danh cũng là Sự Đặt Tên. Sự Đặt Tên là phương pháp, là phép tắc dùng xài QUY ƯỚC VĂN NGÔN, CHỮ NGHĨA với mục đích là để NEO Ý.
- Nhờ phép định danh để Neo Ý mà chúng ta nhớ lại những suy tư đã trải qua một cách dễ dàng, muốn được như vậy, bó buộc chúng ta phải chấp nhận QUY ƯỚC cuả Văn Ngôn chữ nghĩa.
- Quy Ước là những điều kêu gọi, mời gọi nên nhớ tuân theo, hoặc thúc giục tuân theo vì Quy Ước là nhịp cầu nối liền sự thông cảm hoặc trói buộc ước thúc giữa Người với Người.
Ví dụ: Những nét vẽ ngoằn ngoèo nầy “A” được ƯỚC THÚC gọi là DANH “A”, nét vẽ nầy “Ă” định Danh là “Ă” quy ước riêng của Ngôn ngữ Việt như: ă – â – đ – v…v…
CÂU HỎI 09: TÊN LÀ GÌ? LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
Trả Lời:
- Rõ ràng Đặt Tên là để gán vào một sự vật, một sự việc nào đó, và Nó sẽ mang một ý nghĩa đã sẵn hàm chứa trong Ngôn từ nào đó.
- Tên, nó được và bị sanh ra (đặt tên), nó được và bị lớn lên (được và bị luôn dùng xài, và nó bị và được đào thải (lỗi thời, ít xài hoặc ngưng dùng xài). Có thể bị và được tái sanh dưới một dạng tên khác .
- Dù muốn, dù không, Tên chỉ là một Quy ước dựa trên tượng hình hài thanh nào đó trong Lý lẽ Biến thông Ngôn Ngữ học.
- Mà Quy ước, ước thúc thì mỏng manh và hạn hẹp gò bó. Hơi đâu mà chấp ngôn từ, nhất là những danh từ quy ước chưa Chánh Danh, chưa Chính Lý…
- Do vậy, Tên chẳng qua là Trí-Tri Cơ-Cấu tượng hình hài thanh mà thôi.
CÂU HỎI 10: GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐỊNH DANH ?
Trả Lời:
- Sự Định Danh có giá trị dùng để NEO Ý TƯỞNG.
- Vì Nhu Cầu phân biệt rõ rệt và càng chính xác càng tốt giữa muôn vật.
Cây ổi, cây mận, v…v… có đó, nhưng thật sự nó không mang Danh, mang tên gì cả… Vì Nhu cầu phân biệt chúng nó, con Người bèn đặt Tên cho chúng như thế . - Tóm lại, Danh chỉ là Quy Ước, Ước thúc giữa con Người mà thôi.
- Nó chỉ Đại diện cho Ý, chứ nó không đích thực là Ý, vì Ý nó từ Vô ngôn ẩn ngữ mà ra, mà có, cho nên, Lão Tử nói:
Vô danh thiên địa chi thủy
Hữu Danh vạn vật chi mẫu.
hoặc: Văn ngôn bất tận Ý
Ý bất tận cùng kỳ lý.
CÂU HỎI 11: ĐỒNG NHI DỊ LÀ GÌ ?
Trả Lời:
- Đồng là cái tương đồng như: đồng đẳng, đồng loại.
Đồng là GIỐNG NHAU như: Tựa như nhau, giống nhau như khuôn đúc hoặc hơi hơi Giống nhau…
NHỊ: là, mà
DỊ: là KHÁC NHAU như: nước với lửa
DỊ là Dị Biệt, khác biệt nhau, hoặc hơi hơi khác nhau… - Như vậy, Đồng được và bị xem như MẪU SỐ CHUNG, Dị được và bị xem như Tử số (ví dụ ký hiệu phân số – cho dễ hiểu)
- Đồng Nhi Dị là: GIỐNG mà KHÁC,
GIỐNG mà CÓ HƠI KHÁC,
GIỐNG LÀ KHÁC NHAU, KHÁC NHAU LÀ GIỐNG NHAU như Ghen ghét khác với Yêu thương, chúng giống nhau đều là phạm vi Tình Cảm mà ra. Mà trở nên như thế.
Ví dụ: Tôi rất giống cái Tôi lúc nầy… lát sau, mai sau Tôi hơi khác cái Tôi. (Tiềm lực của Biến Hóa chính thị là Đồng nhi Dị).
CÂU HỎI 12: ÁP DỤNG ĐỒNG NHI DỊ NHƯ THẾ NÀO?
Trả Lời:
- Đồng là tương đồng như đồng bào chung sống chung cùng; trong một phạm vi xã hội con Người.
Trong Phạm-vi xã hội con người đó, có sự tương dị, có hai: giống mà hơi khác. Đó là: con trai là con Người, mà con gái cũng là con Người. Chúng GIỐNG NHAU là con Người và chúng HƠI KHÁC NHAU cho tới Quá Khác nhau là Trai và Gái. - Nói tổng quát: Đồng là cái Phạm Vi, là cái KHUNG. Trong cái KHUNG. Đó, cái Phạm Vi đó phải có tối thiểu hai tiểu Phạm Vi, ở trong chính Phạm Vi đó.
Ví dụ: Trong Phạm Vi BÀO THAI, Phải có một thai nhi hình thù nam giới và thai nhi kia mang hình thù nữ giới. Giống Nhau là Thai nhi, sau khi so sánh sự Tương dị, nó sẽ mang Danh, mang Tên là: ĐƯỢC LÝ TRAI, hoặc ĐƯỢC LÝ GÁI . - Đồng nhi Dị chính thị là Phạm Vi Âm Dương đó vậy.
CÂU HỎI 13: LOẠN NGÔN, LỘNG NGÔN, VỌNG NGỮ LÀ SAO?
Trả Lời:
- Loạn Ngôn là dùng xài Danh Từ hết sức cẩu thả, hết sức bừa bãi và thiếu chính xác.
Ví dụ:
Em mua cái nầy mắc hay rẻ?
Dạ, em mua ở quốc doanh. – (Làm như quốc doanh cái gì cũng rẻ thiếu chính xác) - Lộng Ngôn là dùng những Danh Ngôn, Danh Từ dao to búa lớn, mà sự thật mình và nhóm mình không bao giờ có.
Ví dụ:
Chúng tôi là Tiên, là Thánh đây
Chúng tôi đã đắc đạo rồi (đạo gì đây?)
Chúng tôi là Chân Lý đây (không cần chứng minh gì cả – mặc nhiên!!!)
Chúng tôi là chính nghĩa – chúng nó là phản động (không cần chứng minh – mặc nhiên !!!) - Vọng Ngữ là dùng những lời ngon ngọt, dụ dỗ, những mong ngọt mật chết ruồi.
Ví dụ: Đồng bào cứ theo tôi – con nít bắt buộc phải đi học và không có đóng học phí, người già khoẻ re, cơm ngày ba bữa, đánh cờ chơi suốt ngày, ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng và đồng đều… một sự KHÔNG TƯỞNG được và bị chơi chữ, hết sức sáo ngữ, đó là Vọng Ngữ. Hoặc xảo ngữ, ngụy biện …v…v…
CÂU HỎI 14: ĐỊNH Ý NGHĨA HAI CHỮ ÂM DƯƠNG ?
Trả Lời:
- Âm Dương chỉ là hai danh từ, do Con Người bày đặt ra, nó được và bị dùng để NEO Ý Giống mà hơi hơi Khác, hơi khác, khác hoặc quá khác của hai tiểu phạm vi trong bất kỳ, bất kể một Phạm vi âm dương nào.
- Dùng nó để phủ gán danh tánh cho muôn sự, vật, việc.
- Tiền nhân định ra QUY ƯỚC ÂM DƯƠNG, để Neo Ý và để Phân Biệt Cá Vật vì Nhu Cầu truyền thông của Con Người.
- Tiền nhân thừa biết ĐẶT TÊN là liều mạng, là gượng ép, là cưỡng ép mà thôi. Dù sao thì cũng phải định danh cho Nhu Cầu phân biệt và cho việc Neo Ý. Định Danh ÂM DƯƠNG là công việc Vạn Bất Đắc dĩ của tiền nhân đó vậy. Định danh là sự liều mạng của thánh nhân đó vậy.
CÂU HỎI 15: XIN CHO BIẾT THẬT RÕ VỀ DANH ÂM DƯƠNG?
Trả Lời:
- Âm Dương là hai danh từ ám chỉ trong bất cứ, bất kể một Hóa Thành cũng mặc, tự trong chính Nó đã sẵn có cái Lý Âm Dương Cùng lúc chung cùng, bất khả phân-ly.
- Cái bàn là Âm Dương, cái Ly là Âm Dương, gạo là Âm Dương, lửa là Âm Dương, nước là Âm Dương, …v…v… Ô hay, Loạn Ngôn Vọng Ngữ rồi chăng?
Xin thưa: không phải, vì Sự thật của mọi sự thật thì phải cấu tạo bởi âm dương hóa thành cái đã, cái bàn thì phải có các sớ gỗ cấu kết thành khối gỗ – Khối gỗ và sớ gỗ Xà nẹo với nhau trong đó, không chia cắt được. Âm Dương Xà Nẹo – không chia cắt được sớ gỗ ở đâu thì khối gỗ ở đó. - Tóm lại: Sự thật chình ình, sự thật rõ ràng, không làm sao chối cãi rằng:
Âm Dương ở đâu thì Dương Âm ở đó.
Âm Dương Xà Nẹo, bất khả phân ly – không chia cắt được.
Âm Dương nào thì Dương Âm nấy.
Âm Dương Cùng Lúc Chung Cùng đó vậy. - Không phải là trò CHƠI CHỮ kiểu phàm phu, mà là Chân Lý Tuyệt Đối đó vậy.
Không phải là chuyện BA PHẢI của những cuộc tranh cãi ba trợn, ngang ngược ba xu đâu! Mà Nó chính thị là Chân Lý Tuyệt đối đó vậy. - Âm Dương xứng danh là DANH LÝ, chứ không phải là Danh Được Lý đâu.
Ghi chú: Người xưa có câu:
Dương trung Hữu âm căn
Âm trung hữu dương căn
Nhờ đó, xui khiến dân Việt khám phá sâu hơn về Sự Thật.
CÂU HỎI 16: DANH LÝ và DANH ĐƯỢC LÝ khác nhau ra sao?
Trả Lời:
Danh Lý là danh từ BAO TRÙM, BAO HÀM rất nhiều danh-từ.
Ví dụ: Danh Lý BIẾN HOÁ, có danh từ nào mà chạy khỏi Danh Lý Biến Hóa đâu.
- Các Danh Lý như: Biến Động, Biến Đổi, Biến Hóa, Động Tĩnh, Vô Cực, Âm Dương Lý v..v…
- Vì vậy, DANH LÝ thì không có nhiều, đó chỉ là những Danh hết sức đặc biệt, đặc thù. Là những Danh đại diện cho Chân Lý Tuyệt đối.
- Lẽ dĩ nhiên, Danh Được Lý mang nghĩa lý tương đối.
Ví dụ cho dễ hiểu: Giống nhau là Con Người. Âm Dương Con Người, vì Con Người mang sẵn Âm Dương Lý.
Để phân biệt sự khác nhau, trong chính Con Người, tiền nhân bất đắc dĩ phải Liều mạng PHÂN TÍCH GƯỢNG ÉP và Định Danh thế nầy thì phải mang Danh: (Dương )Âm Dương dành cho con trai, như thế kia thì phải mang Danh Âm-Dương (Âm) dành cho con gái. - Chẳng qua, để Neo Ý, để phân biệt nhu cầu chính xác tiền nhân liều mạng định danh, bởi lẽ khi phân tích ra Âm Dương vốn Xà Nẹo Cùng Lúc Chung Cùng, tiền nhân thừa biết là sai lầm về lý học uyên thâm, một khi dám định danh.
- Thật vậy, về sau người đời quen gọi Gái là Âm cho gọn, cho tiện lợi trong việc phát âm, thay vì gọi dài dòng gái là Âm Dương (Âm), gọi trai là Dương (Âm Dương) .
CÂU HỎI 17: ĐỂ CHO DANH ĐƯỢC LÝ KHÔNG XA RỜI CHÂN LÝ, CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO? LÀM THẾ NÀO?
Trả Lời:
- Chúng ta bó buộc phải tìm cho ra Phạm Vi, bởi vì chỉ có phạm vi để So sánh và cho kết quả ĐƯỢC LÝ mà thôi.
Ví dụ: Danh Được Lý: Xương
Ta phải tìm biết, tìm hiểu Xương là gì? Là sao? Là thế nào?
Như Xương Cứng thì nó ở trong phạm vi cứng mềm
Như Xương thịt thì nó ở trong phạm vi vật chất cơ thể.
Như Xương ống chân thì nó ở trong phạm vi nơi chốn trong phạm vi cơ thể (phạm vi của phạm vi) - Ta tìm cho ra một danh lý trong phạm vi nào đó thì chúng ta không xa rời Lý lẽ, bởi vì LÝ là có hai, mà phạm vi là 01 là 02. Mà ta đã biết đó là Chân lý tuyệt đối và 02 là Chân Lý tương đối, tức sự được lý.
- Trong phạm vi Đức Hạnh: Thiện Ác là Một Đức Hạnh Cùng Lúc Chung Cùng…Ta không có phạm vi, ta dễ xa rời Chân lý. Cứ quen cái thói Nạn Tai dị biệt hậu học, chấp danh, chết nghĩa… Quen tật cho rằng: Nó ác… Trong sự thật thiện ác chẳng có ranh giới nào cả. Anh “A” ác và anh “B” còn ác hơn nữa thì anh “A” Được Lý Hiền… Mà sự thật thì hiền ác xà nẹo trong anh “A”, với anh “B”; cũng vậy… Có ác hơn anh “C” được đâu?
Tóm lại: để khỏi xa rời Chân Lý, để khỏi sa vào chấp danh, chết nghĩa của nạn tai âm dương dị biệt, chúng ta dùng xài Danh được lý trong PHẠM VI ÂM DƯƠNG đó vậy.
CÂU HỎI 18: DỊCH LÀ GÌ? DỊCH LÝ LÀ SAO? Ý NGHĨA RA SAO?
Trả Lời:
- Dịch là xê dịch, nhúc nhích, di dời, di chuyển. Dịch là Biến-động, Biến-Đổi, Biến-Hóa.
- Dịch lý là bàn về cái lý lẽ của Biến-động, Biến-đổi, Biến-hóa.
- Dịch lý là khoa Động Tĩnh học, khoa học nầy được và bị Con Người chấp nhận, ít nữa là chính lỗ tai con người chấp nhận sự động tĩnh, sự tĩnh động. Lý lẽ của cường độ âm thanh tạo thành khoa học động tĩnh đó vậy. Nó tiến lên khoa LINH ĐỘNG HỌC .
- Dịch Lý là khoa học về SỰ BIẾN ĐỔI, về Lý lẽ Tiến thoái Hóa của muôn loài. Người xưa ví Dịch lý như con tắc kè. Nó THAY ĐỔI màu sắc liên tục trong ngày. Lý lẽ Biến đổi chúng ta chấp nhận, ít nữa thì đôi mắt chúng ta chấp nhận có lý Biến đổi, lẽ Thay đổi trong muôn loài.
- Dịch-Lý là Khoa Học Biến Hóa. Nghĩa là muôn vô hữu vật, tất thảy đều phải Bị và Được Hóa Thành, tựu thành. Đắc Đạo là Hóa Thành. Chúng ta chấp nhận Lý Hoá Thành, ít nữa là Lý Trí của chính ta chấp nhận đó vậy.
- Tóm lại, chính tự thân mỗi người trong chúng ta tự chấp nhận Dịch Lý. Cho nên, rõ ràng Dịch Lý không phải là chuyện dụ khị, dụ dỗ để mọi người chạy theo Dịch Lý. Nếu không tin có Dịch lý thì Dịch vẫn đang Ngự trị trong ngoài chúng ta con Người.
- Cho nên, Thuận thiên hành đạo, có nghĩa là ráng tu học Dịch lý để: MẮT THẬT TINH, TAI THẬT THÍNH, TRÍ QUANG MINH nói chung, học Dịch là để cho chính mình TU SỬA CHÍNH MÌNH. Đơn giản thế thôi.
CÂU HỎI 19: ĐỘNG TĨNH LÀ GÌ? LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
Trả Lời:
- TAI của con Người THU PHÓNG âm thanh trầm bổng, từ đó hình thành khoa Động Tĩnh học và sẽ tiến tới khoa LINH ĐỘNG học.
- Những tiếng Lòng thổn thức trong con Tim, cho đến những tiếng hét thất thanh vì sợ hãi… Chỉ là cường độ động tĩnh, và chúng thật sự phải hiểu rằng: Động tĩnh Lẫn lộn Cùng lúc chung cùng. Nhiên hậu chúng ta nhận thức Động mà như Tĩnh, Tĩnh mà như Động.
- Động Tĩnh là DANH LÝ tuyệt đối – Nó không chia cắt ra được. Dịch là Động Tĩnh. Kinh Dịch: Thiên địa chưa từng đình nghỉ sự sống động. Kìa xem Sự LINH ĐỘNG HUYỀN DIỆU của Tạo Hóa.
- Tiền nhân lại bất đắc dĩ tận dụng khí cụ sắc bén sẵn có trong con Người là Lý trí, dùng Lý lẽ tạm tách ra trong danh lý Động tĩnh có hai danh được lý là: (Tĩnh) Động-tĩnh và Động-tĩnh (Động) – Về sau quen gọi tắt là Tĩnh, là Động.
- Nghĩa là tiền nhân đem danh lý vào quy ước SO SÁNH Có hai giống mà khác trong 01 phạm vi Động Tĩnh.
Trong động học ai cũng rõ thí dụ mẫu: Ta ngồi trên xe lửa với anh “B” – Ta và anh “B” được lý Tĩnh, mà thật sự là tĩnh trong chiếc xe lửa đang động. Và Ta đang cùng Động với xe lửa so với người bạn đứng ở bến xe lửa tiễn đưa ta đi. - Tóm lại: Động Tĩnh được và bị gán danh SỐNG DỘNG cực kỳ Linh Động đó vậy.
CÂU HỎI 20: THAY ĐỔI NGHĨA LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
Trả Lời:
- Thay đổi có nghĩa là:
Làm cho Bộ mặt cũ trở nên hơi hơi khác với chính nó.
Làm cho bộ mặt cũ trở nên hơi khác với chính nó.
Làm cho bộ mặt cũ trở nên quá khác với chính nó. - Đây là Công thức Tổng quát về mọi sự Thay đổi, đổi thay trong vũ trụ Vô Hữu, muôn đời và mãi mãi:
BỘ MẶT CŨ ± HƠI KHÁC <—--> BỘ MẶT MỚI - Tóm lại Thay đổi kiểu nào cũng mặc, kết quả chỉ là Bộ Mặt Mới. Dĩ nhiên, Bộ Mặt Mới luôn luôn ôm ấp Bộ Mặt Cũ trong sâu kín và lặng lẽ của chính nó.
CÂU HỎI 21: BỘ MẶT MỚI PHỦ LÊN TRÊN,NGHĨA LÀ SAO?
Trả Lời:
- Bộ Mặt Mới phủ lên trên cái Bộ Mặt Cũ.
Ví dụ: Tôi sơn nước sơn lên cái mặt bàn cũ. Như vậy, nước sơn phủ lên trên bề mặt cái bàn.
Ví dụ: Tôi đã buồn từ ngày hôm qua vì bịnh kéo dài hơn ba ngày nay và hôm nay, tôi vui, vì bịnh đã hết hẳn. Cái Vui của tôi đã đẩy lui cái buồn của tôi. Cái sự vui đã phủ lên trên cái sự buồn của tôi. - Bộ Mặt Mới luôn luôn ÔM ẤP Bộ Mặt Cũ. Cái bàn vừa được sơn mới đẹp, sáng và sang trọng, tựa như cái bàn Mới, nhưng Nó vẫn Luôn Luôn ÔM ẤP cái Bàn Cũ bên trong Nó đó vậy. Cái sự mới vui của tôi vẫn hằng ÔM ẤP cái buồn cũ của tôi, mỗi khi nhắc lại nỗi buồn đó, hay nhìn thấy cảnh buồn tương tợ đó.
- Tóm lại: Bộ Mặt Mới luôn luôn ÔM ẤP Bộ Mặt Cũ.
Bộ mặt Mới hơi hơi khác, hơi khác, hơi hơi quá khác với bộ mặt Cũ.
Bộ Mặt Mới NỘI HỢP với Bộ Mặt Cũ (ký hiệu cộng và trừ một lượt gọi là Nội Hợp).
Bộ Mặt Mới PHỦ LÊN TRÊN bộ mặt Cũ (Trên là trên dưới tỉ như sơn nước sơn ở mặt bàn bên dưới cái bàn).
CÂU HỎI 22: XIN CHO BIẾT Ý NGHĨA CỦA SỰ DIỄN TIẾN?
Trả Lời:
- Trong Phạm vi Lý Đức Tính: Từ hơi hơi khác nầy đến hơi khác gọi là sự Diễn tiến.
Trong Phạm vi thời gian: Từ 1giờ sáng tới 2 giờ sáng, gọi là sự diễn tiến trong vòng 60 phút. - Có thể diễn tiến theo CHU KỲ, CHU TRÌNH vòng tròn. Tỉ như Sáng Trưa Chiều Tối.
Hay tỉ như: CON GÀ mái đẻ ra TRỨNG GÀ, TRỨNG GÀ nở ra CON GÀ con. Gọi là Diễn tiến theo lối truy nguyên vòng. - Có thể diễn tiến theo lối truy nguyên thẳng: Tỉ như cà nát giọt nước, cho về đến Phân Tử nước; rồi lại cà nát phân tử nước về tới Nguyên Tử nước; rồi lại cà nát về Nguyên Tử Của Nguyên Tử nước truy ngược về tới cõi Âm Dương Trời Biển KHÔNG HOÀN TOÀN KHÔNG.
Tức là CHỊU DẪM CHÂN VÀO ĐƯỜNG LÝ HỌC TRUY NGUYÊN VỀ SỰ DIỄN TIẾN của TẠO HÓA.
CÂU HỎI 23: BIẾT SỰ DIỄN TIẾN CÓ ÍCH LỢI CHI?
Trả Lời:
- Thí dụ cho dễ hiểu:
Trong phạm vi NẰM của đứa bé sơ sinh. Sự diễn tiến Tự Nhiên của nó: NẰM – LẬT. Lật cũng là Nằm, hơi khác là: Nằm sấp. Rồi tới trườn, tới bò. Tất thảy chúng nó diễn tiến trong phạm vi Nằm của đứa trẻ sơ sinh vài tháng tuổi.
Trong phạm vi NGỒI của đứa trẻ sơ sinh. Sự diễn tiến Tự Nhiên của nó: NGỒI – LẾT – ĐỨNG – CHỰNG – ĐI. - Diễn tiến hết sức tự nhiên như vậy, danh gọi là: Đệ Nhiên Sinh Hóa, Đệ Nhiên Sinh Thành.
- Biết sự diễn tiến càng chính xác thì sự tiên đoán dễ dàng quyết định, ít khi có chuyện Hoài nghi hay do dự gì trong đó. Ngoại trừ phải kiểm tra lại về cái biết của sự diễn tiến có sai lầm hay không mà thôi.
- Biết Đúng sự diễn tiến là Biết đúng KHÔNG THỜI Lịnh, cái biết đó Trời đất cũng phải chiều theo .
Kinh Dịch: Thánh Nhân đi trước Trời Đất, Trời Đất phải chiều theo. Thánh Nhân đi sau Trời Đất thì Cùng Trời Đất không hề Sái quá – Chỉ vì Thánh Nhân nắm rõ sự diễn tiến, nói khác đi, Thánh Nhân Biết rất rõ ĐƯỜNG ĐI DĨ NHIÊN cuả TẠO HÓA đó vậy.
CÂU HỎI 24: XIN CHO BIẾT VỀ: SỰ TUẦN TỰ VÀ TRẬT TỰ LÀ SAO? LÀ THẾ NÀO?
Trả Lời:
- Tuần tự nhi tiến có nghĩa là tiến lần lần. Chậm mà chắc làm phương châm:
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây! - Trật tự có nghĩa là theo thứ tự của Quy ước của Tự Nhiên. Tỉ như: Tuần tự mà tiến từ sáng tới trưa. Mà đó cũng là trật tự quy ước tự nhiên của Tạo Hóa trên hành tinh địa cầu nầy. Tất nhiên, trong không gian khác hành tinh địa cầu, Tạo Hóa sẽ có Quy Ước Trật Tự khác.
- Không tuần tự thì không thấy rõ sự trật tự, ngược lại không trật tự ắt khó thấy biết về sự diễn tiến Tuần tự đó vậy.
- TUẦN TỰ và TRẬT TỰ là cơ sở căn bản của vấn đề BIẾT Đúng Chỗ và Đúng Lúc.
- Nhưng hiểu chết nghĩa và cố chấp về Tuần tự và trật tự là Tự sát, bởi lẽ sự tuần tự và trật tự trong mỗi mỗi phạm vi đều hơi khác nhau hoặc quá khác nhau, như trật tự của con mèo, con chuột là thức đêm mà con Người tuần tự và trật tự là ban ngày trong phạm vi Sinh Tồn đó vậy.
CÂU HỎI 25: LÝ LẼ KHỞI DỨT LÀ GÌ? LÀ SAO?
Trả Lời:
- Khởi là Khởi đầu. Dứt là kết thúc, là chấm dứt. Muôn Vô Hữu vật đều có cái Lý Khởi đầu và kết thúc của nó. Con Người khởi đầu bị và được Sanh ra và chấm dứt kiếp Người.
- Muôn vật khởi đầu nhiệm nhặt đáng gọi Manh Nha trong phạm vi Hữu Vô. Còn trong phạm vi vô hữu, danh gọi là Manh Vi (chúng ta sẽ đi sâu vấn đề nầy trong phần trung cấp).
- â. Khởi đầu ban sáng, đồng thời chấm dứt, kết thúc ban đêm. Khởi đầu buổi trưa, đồng thời chấm dứt buổi sáng. Trời đất luôn luôn chỉ biết khởi đầu. Khởi đầu Tạo Lập Vũ Trụ – là chấm dứt chuyện chưa có Tạo Lập Vũ Trụ.
- Cho nên Khởi Dứt Cùng Lúc Chung Cùng. Khởi ở đâu thì đồng thời chấm dứt tại đó. Khởi cái gì thì chấm dứt cái đó. Khởi là Dứt – Dứt là Khởi.
CÂU HỎI 26: TIÊN HẬU NGHĨA LÀ SAO?
Trả Lời:
- TIÊN là trước đó, HẬU là sau đó. Tiên là trước, sau khi so sánh được lý với hậu
- Cái gì, cái chi mà Trí Tri Ý mon men tới trước thì ta gọi đó là Tiên. Sau đó Trí Tri Ý suy nghĩ tiếp, ta gọi sự suy tư kế tiếp đó là Hậu.
- Không tiên thì không có hậu, và ngược lại, không hậu thì chẳng có lý lẽ gì để gọi là tiên
- Vậy, chính lý mà luận bàn; Tiên hậu Cùng lúc chung cùng. Tiên Hậu là “Thời Không” cùng lúc chung cùng đó vậy. Tiên lúc nào hậu lúc đó. Giả sử tuổi thọ của tôi là 100. Vậy lúc tiên khởi 01 tuổi thì hậu cùng lúc là 99 tuổi, không phải 100 mà cũng không phải 98 đó vậy. Cho nên, Tiên 01 tuổi ắt cái hậu chính thị là 99 không làm sao khác được.
CÂU HỎI 27: XIN HỎI CÙNG LÚC CHUNG CÙNG NGHĨA LÀ SAO?
Trả Lời:
- Cùng Lúc là cùng một lượt. Ví dụ: Đang Lúc này, tại câu lạc bộ quần vợt có 5 sân chơi, và tất cả 5 sân đều đang có người chơi Cùng Lúc.
- Chung Cùng là chung với nhau tại một chỗ, một nơi chốn, một địa điểm.
Ví dụ: Những người Chung trong một gia đình đang ngồi ăn chung với nhau của buổi cơm chiều. - Hễ có một việc, một sự, một vật gì xảy ra thì liền có Xuất hiện tính lý Cùng Lúc chung Cùng.
Ví dụ: Trận đá banh nầy – Thua Thắng xảy ra Cùng lúc chung cùng. Cùng đá banh – đội “A” thắng thì Cùng lúc đó đội “B” thua. - Tính lý của Cùng lúc chung cùng là bất chấp không thời gian, độc lập với không thời gian (chúng ta sẽ trở lại ở chương trình trung cấp).
CÂU HỎI 28: XIN CHO BIẾT VỀ SỰ TỰU THÀNH LÝ HÓA THÀNH?
Trả Lời:
- Sự Tựu Thành là mọi Cái Nhiên đã, đang, sẽ bị và được Thành hình, thành tựu, hóa Thành.
Tỉ như: Cây sẽ tạo thành bông, bông sẽ tạo thành trái. - Ví dụ về Sự Tựu Thành cái bào thai để tìm hiểu về Lý Tựu Thành.
Hóa-thành một cái bào thai – ví dụ thai nhi con Người đó là Con Người tôi.
Phân tích trong cái tôi thai nhi đó có hai: khí huyết của cha, và khí huyết của mẹ.
Hai thứ khí huyết nầy Cùng Giao {âm dương tương giao} (Xin coi hình bên dưới )
Vậy gồm có tối thiểu, để có cái lý Tựu Thành ra tôi con Người, ít nữa phải là:
01 KHÍ HUYẾT CHA ± 01 KHÍ HUYẾT MẸ <—-> 01 THAI NHI CON NGƯỜI TÔIĐếm số: một là cha , hai là mẹ , ba là thai nhi con người tôi.
Tựu Thành ra 01 cái tôi con Người trong chính con Người tôi đã, đang và sẽ mãi mãi mang cái Lý 01 là 03. - Cái LÝ 01 là 03 là Lý Tựu Thành, còn gọi là ĐẠO HÓA THÀNH
Ghi chú: Trùng hợp với Thánh Kinh: 01 CHÚA BA NGÔI.
CÂU HỎI 29: XIN NÓI RÕ VỀ LÝ SỐ 01 LÀ 03
Trả Lời:
- Lý lẽ của Lý số 01 là 03 là nói về Lý Biến Hóa HÓA THÀNH. Còn như bàn về Số Lý là ý muốn nói bất kể một Tựu Thành nào cũng phải bị và được mang cái số lý 01 mà 03 – một mà có ba ở trong chính cái tựu thành đó.
Ví dụ: Tựu Thành một cục đá, trong chính nó phải có hai yếu tố giống mà hơi khác hoặc khác hoặc quá khác, trong đó nó có một là nhiễn thể đá, hai là khối thể đá và thành 01 cục đá. (01 mà gồm cả là 03). - Hóa Thành 01 vũ trụ, trong chính vũ trụ phải có hai: Vô Thể và Hữu Thể. Hóa Thành Một con Người, trong chính nó phải có hai: Khí huyết của cha và khí huyết của mẹ.
Tóm lại: Đắc đạo là sở đắc trên con đường diễn tiến Hóa Thành, cho nên con ruồi phải đắc đạo cái đã, nhiên hậu mới Hóa Thành ra con ruồi. - 01 là 03 trong phạm vi Lý số: Nó là một Huyền niệm và cũng là huyền nhiệm. Là sự huyền vi nhiệm mầu (trong Kinh Thánh của Đạo Thiên Chúa: Một Chúa ba ngôi – có sự trùng hợp với Dịch-lý. Đó cũng là lão tổ của Đạo Lý Hóa Thành mà cũng là lão tổ chuyên nói về Dĩ Vãng đó vậy).
CÂU HỎI 30: XIN CHO BIẾT CÓ BAO NHIÊU CÁI HÓA THÀNH TỐI THIỂU 01 LÀ 03 TRONG VŨ TRỤ VÔ HỮU NẦY?
Trả Lời:
- Trước tiên, tiền nhân LIỀU MẠNG Phân Tích gượng ép ra Hai giống mà hơi khác trong bất kể, bất cứ Một Phạm vi Âm Dương nào. Vì Âm Dương vốn bất khả phân ly không chia cắt ra được. Và tiền nhân miễn cưỡng Neo Ý định danh cho sự ĐƯỢC LÝ là Âm Dương (Âm), gọi vắn tắt là Âm, nhưng trong Trí hiểu thì luôn nhớ đó là âm dương (Âm), Và (Dương) Âm Dương, gọi tắt là Dương, và luôn nhớ và hiểu sự thật là Âm Dương Cùng Lúc chung cùng.
- Hình tượng nầy: – – gọi là vạch âm (Âm-Dương) Âm
Và Hình tượng nầy gọi là vạch Dương — Dương(Âm-Dương).
Theo lý Tựu Thành một là BA, thì mỗi tựu thành phải đầy đủ BA VẠCH. Mỗi hình Ba Vạch ta gọi là một Đơn tượng.
Ta lần lượt Mò Mẫm: chồng ba vạch đứt âm lên nhau ta có hình đơn tượng Khôn (H1).
Ba vạch dương liền chồng lên nhau ta có: hình tượng Kiền (H2).
Một vạch dương dưới cùng (theo thứ tự chồng chất từ dưới lên trên, thì vạch sau mới gọi là chồng lên trên vạch có trước) hai vạch âm đứt thứ tự lần lượt chồng lên trên, ta có hình tượng Chấn (H3).
Một vạch Âm ở dưới cùng, chồng lên trên lần lượt hai vạch dương, ta có hình tượng Tốn (H4).
Một vạch Dương ở dưới cùng, chồng lên một âm, rồi chồng thêm lên một dương sau cùng, ta có hình tượng Ly (H5)
Một hào Âm bên dưới cùng, lần lượt phủ lên trên một hào dương ,lần thứ ba cuối cùng phủ lên trên nó một hào âm, ta có hình tượng Thủy (H6).
Một hào dương bên dưới, một hào dương kế tiếp phủ lên trên và cuối cùng một hào âm phủ lên sau cùng, ta có hình tượng Đoài (H7).
Một hào âm dưới cùng, phủ lên trên kế tiếp một hào âm và phủ lên lần cuối cùng một hào dương, ta có hình tượng Cấn (H8). - Sau khi mò mẫm, tuân theo Lý 01 là 03, ta có 08 cái một mà ba. Ta kiểm soát thật kỹ lưỡng lại, hễ dư thì thừa hình tượng trùng lấp vô ích, mà thiếu, tức không đủ 08 hình tượng thì ta kém vô tư trong việc Mò Mẫm tìm hiểu, tìm biết về lý lẽ hình tượng ba vạch chồng chất liền nhau.
- Như vậy, bất cứ, bất kể Một đơn vị âm dương hóa Thành nào cũng phải bị và được ôm ấp đủ cái lý 08. Đó là 08 cái Tính Lý, tám cái Đức Tánh, tám cái Thần lực – 08 cái Lý 01 là 03 nầy Nó trực ngự trong mọi loài Hóa Thành. Hễ chạy khỏi Lý Hóa Thành thì liền thoát khỏi 08 cái quyền lực Hóa Thành tối thượng nầy. Rất tiếc, cái gì, cái chi cũng ở trong cái Lý Hoá Thành. Hóa Thành ra Vũ Trụ, vậy Vũ trụ phải ở trong 08 đó.
Hóa Thành ra 01 cái LINH THIÊNG, vậy cái Linh Hóa Thành đó phải ở trong 08 đó vậy.
CÂU HỎI 31: TỨ TRỤ CÓ PHẢI LÀ 01 LÀ 04? CÒN CÓ DANH GỌI TỨ TƯỢNG VẬN HÀNH ĐẠO?
Trả Lời:
- Một khí huyết của Cha, Hai khí huyết của Mẹ, Ba là Âm Dương khí huyết ấy giao phối (Âm Dương tương giao), tại đó, lúc đó cũng là cái Tôi con Người Hóa Thành.
Con Người tôi đã, đang và sẽ mãi mãi là con Người nhúc nhích – con Người Động Tĩnh. Vậy Bốn là con Người Sinh động (sinh động là Động Tỉnh lẫn lộn cùng lúc chung cùng, còn Thần Trí thì nhất định nằm trong Phạm-vi Tình Lý Sinh Linh-Động). - Thiên-địa chưa từng đình nghỉ sự Sống động. Thiên địa vô cùng sinh Linh động – là nhiên tính của Vận Hành Đạo, cũng gọi là Vũ Trụ Đạo (sẽ trở lại vấn đề nầy thật sâu rộng ở các cấp trên).
- Tự đó, từ đó, tại đó, vũ trụ phải có bốn muà: Xuân -Hạ -Thu – Đông
Thiếu niên, thanh niên, thành niên, già nua
Tỉ như hình chữ Vạn trong văn minh Phật giáo (hình đồ chữ Vạn)
Và tựa hình đồ cây thánh giá trong văn minh Thiên Chúa giáo. (hình chữ thập của cây thánh giá) - Văn Minh lý số gọi là: 01 là 04 – Với Số lý thì gọi là 01 mà 04, một mà có 04.
CÂU HỎI 32: HỎI XIN CHO BIẾT HÌNH ĐỒ NỔI TIẾNG VỀ VẬN HÀNH ĐẠO – THEO CÁC VẠCH ĐỨT VÀ LIỀN.
Trả Lời:
- Trong Kinh Dịch có hình đồ Thái Cực Lưỡng Nghi Tứ Tượng. Đó là hình đồ nổi tiếng về Tứ Tượng Vận Hành Đạo. Trong Thái Cực đã sẵn có Lưỡng Nghi chứ không phải Thái Cực sinh Lưỡng Nghi . Trong Lưỡng nghi đã sẵn có Tứ tượng chứ không phải Lưỡng nghi sinh Tứ tượng đâu.
- Ví dụ: Hoá Thành ra một Thai Nhi.
Trong thai nhi đã sẵn có hai nghi: một nghi khí huyết của mẹ và một nghi khí huyết của cha
Chúng hoà trộn với nhau – nội hợp với nhau – không chia cắt ra được và có 04 tính lý, 04 đức tính, 04 danh tánh:
01 – Nghiêng nhiều về mẹ (giống mẹ quá) có tên Thái âm.
02 – Nghiêng ít về cha (giống cha ít thôi) có tên Thiếu dương.
03 – Nghiêng ít về mẹ (giống mẹ ít thôi) có tên Thiếu âm.
04 – Nghiêng nhiều về cha (giống cha quá) có tên Thái dương.
CÂU HỎI 33: XIN CHO BIẾT SƠ LƯỢC TRIẾT LÝ NGŨ HÀNH?
Trả Lời:
- Xuân – Hạ – Thu – Đông là 04 hình tượng trong Một Phạm Vi: THỜI MÙA. Vậy Gồm cả các TRỤC Phạm Vi: THỜI MÙA Là có 05 cả thảy. Trong TRỤC THỜI MÙA có Tứ tượng vận hành ở trong chính Nó. Nói khác đi, Vận Hành Đạo (tứ tượng) phải Nằm Lăn trên TRỤC của nó (01 là 05)
- Tiền nhân lựa các hình tượng Biến Hoá cực chậm so với đời sống con Người trong Vũ-trụ, rồi Gán danh tượng trưng nhớ về Triết lý Ngũ Hành trong Vũ trụ. Đó là các danh: THỔ – KIM – THUỶ – MỘC – HỎA.
- Đem vào phạm vi Tình Đời – Tình Người chúng ta có các Danh: NGUYÊN – CỪU – KỴ – TIẾT – DỤNG. Diễn tả Sự giúp đỡ hoặc sự phá hoại, ân oán giang hồ trong dòng Trời – Đời – Người, Sự,Vật,Việc …v…v…
- Hoặc VĂN-HÓA (ví dụ là: Hoả) giúp cho CHÍNH TRỊ (Thổ) giúp cho QUÂN SỰ QUÔC PHÒNG (Kim) giúp cho An Cư Nội AN -NỘI VỤ (Thủy) an bình giúp cho DÂN TRÍ GIÁO DỤC phát triển (Mộc) rồi Dân Trí Cao (Giáo dục) trở lại giúp cho VĂN-HOÁ Bộ Mặt Mới Cao hơn Văn Hoá Bộ Mặt Cũ đó vậy.
CÂU HỎI 34: XIN CHO BIẾT NGHĨA LÝ CỦA CÁI LÝ 01 LÀ 05?
Trả Lời:
- Nó là cơ sở căn bản luận cho Lý Ngũ hành quân bình, cân xứng trong Vũ Trụ Vô Hữu đó vậy. Bởi Lý Vận Hành Luân chuyển thì PHẢI BỊ và ĐƯỢC Vận Hành trong Trục Vận Hành thì mới An Toàn, Quân Bình Cân Xứng được, bằng như không có trục Vận Hành thì Đạo Vận Hành sẽ đi về đâu ?
- Ta nhìn thật kỹ vào hình đồ vận Hành – hình chữ thập hoặc hình chữ Vạn, ta thấy ngay:
Tứ tượng Xoay vần, xoay vần trên và trong Trục Vận Hành của nó, mà hóa ra nó bị và được Cân Xứng Quân Bình mãi mãi trong tình thế ĐỘNG (Tĩnh động).
Chúng ta cứ nhìn bánh xe lăn trên trục đùm của nó ắt hiểu ngay cái LÝ QUÂN BÌNH SINH HÓA LUÂN CHUYỂN . - Chúng Ta được biết Lý Quân Bình nhiệm nhặt tối thiểu 01 là 02 với trục của nó (hình ảnh cái cân).
Nay chúng ta biết Lý Quân Bình tổng quát mang nghĩa lý 01 là 05.