CHƯƠNG 01
NHU CẦU ÂM DƯƠNG
LÝ TÍNH ĐƯƠNG NHIÊN
Nghiên cứu về Cơ Cấu Vũ Trụ Liên hành tinh tức nói toàn bộ Vũ trụ Vô-Hữu – và nói riêng là Vũ trụ Thái dương hệ thì vẫn cùng một Nhất Lý là Âm-Dương lý, nó chỉ là Yếu lý Âm Dương Đồng Dị Dị Đồng mà thôi .
Khoa Dịch Lý Học Việt Nam là một Khoa Học nghiên cứu truy tầm cho vỡ lẽ các lý do TẠI SAO vạn hữu Biến hóa? Tại sao không thể ngưng Biến hóa, hoặc không Biến Hóa nữa? Do đó, chúng ta mới thẳng thắn quả quyết chấp nhận và khẳng định rằng Yếu lý Âm-dương Đồng Nhi Dị (Giống mà hơi khác) hay Âm Dương Lý là nguồn gốc, là Nguyên nhân Đệ Nhất của muôn loài vạn vật bất kể vô hình hay hữu hình; cũng là Chân Lý Tuyệt đối. Vậy, Âm Dương là hai Danh Lý (tức danh từ đặc biệt) dùng để ám chỉ chỗ giống mà hơi hơi khác (Đồng Nhi Dị) của muôn loài Vô-Hữu vạn vật. Đồng là Tuyệt đối, là cái Một, là gồm cả Âm Dương. Dị là Tương đối, là cái Hai, là có so sánh Âm Dương nên gọi là Âm Dương Tương đối.
Như Đồng là ánh sáng thì Dị là sáng và sáng hơn (Âm Dương) Đồng là tối thì Dị là mờ mờ và tối thui (Âm Dương) Đồng là Con Người, Dị là nam nữ (Âm Dương). Đồng là nữ thì Dị là già trẻ (Âm Dương). Đồng là trẻ thì Dị là Thanh nữ Thiếu nữ (Âm Dương); Đồng là con Người: Con người bình thường Dị tính, Dị của nó là Con Người đồng tính.…Âm Dương luôn luôn phải có nhu cầu riêng của chúng, cùng lúc chung cùng, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Âm nào Dương nấy, Âm là Dương, Dương là Âm. Nhưng để dễ lãnh hội trên đường học tập, bất đắc dĩ chúng ta tạm miễn cưỡng phân ra làm hai: (Âm Dương)Âm và Dương(Âm dương). Vậy chúng luôn luôn mang sẵn tính lý quyện vào nhau, xà nẹo với nhau, thu hút nhau. Đó là Tính Lý Âm Dương. Vậy Tính lý này cũng phải sẵn có ở tận trong sâu kín của chúng ta. Ta gọi là Tính lý manh vi, manh nha, khi chúng manh vi, manh nha tức chúng đã động trong sâu kín nhiệm nhặt, sâu xa gọi là manh vi, manh nha động-tĩnh hoặc tĩnh-động .
Vậy, NHU CẦU ÂM DƯƠNG chẳng qua là Lý Tính Đương Nhiên :
- (Âm-Dương)ÂM Nên phò, Bị phò, Được phò và Buộc phải PHÒ cho, phải chịu chiều THEO DƯƠNG(Âm-Dương).
- DƯƠNG(Âm-Dương) Nên trợ, Bị trợ, Được trợ và Buộc phải TRỢ GIÚP, phải bám đeo theo Trợ Giúp cho bằng được (Âm-Dương)ÂM
- Đích thực Nhu Cầu Âm Dương là chỉ như vậy .
Bởi lẽ dể hiểu:
- Cô Dương thì Vô Lý.
- Cô Âm cũng Vô Lý luôn.
- Chỉ có một Sự thật tuyệt đối mãi mãi là: Âm-Dương Cùng Lúc Chung Cùng, bất khả phân ly, không chia cách được….
Cho nên Âm dương tuyệt đối Cần Nhau, tìm về với nhau, là NHU CẦU tiên quyết của nhau. Nó là Căn gốc Tạo ra DÒNG SINH TỒN miên trường, tạo ra sự Sinh hoạt cực kỳ Sinh linh động của Trời-Đạo-Đời-Người và muôn vô hữu vật… Là Căn gốc phát sinh ra Thiên Cơ, Thời Cơ, Tĩnh động vật Cơ, Động tĩnh Vật Cơ, Nhân Cơ, Vật Cơ, Sự vật việc Cơ… Dòng sinh tồn miên trường mãi mãi ấy, chúng quay quầng hội tụ, trao Nhu cầu âm dương lẫn cho nhau, trong mọi Cái Nhiên mang Tính lý giống mà hơi khác; danh gọi: Thiên Nhiên xã Hội.
Chúng ta lại bàn về Tình Lý Âm dương Cung cầu lợi hại gọi là để thật rõ trong phép ứng dụng (thực dụng tương đối), trong sự thật chỉ là Tính lý Nhu cầu Âm dương (Lý thuyết tuyệt đối)
1- NHU CẦU: Cung cầu san sẽ sự tiện lợi hại lẫn cho nhau
Khi âm dương giao nhau ắt có sự san sẻ tiện lợi hại lẫn cho nhau ít nhiều sao đó, gọi là Tương Cảm. Khi chúng đi lại san sẻ tiện lợi hại lẫn nhau ắt chúng phải hóa sinh bộ mặt mới sao đó, đã thỏa mãn, bất mãn cho nhau ít nhiều sao đó, gọi là Tương Sinh (Thành).
Rốt cuộc: Âm Dương Sinh hóa Hóa thành ra: thừa chất dương, còn thiếu chất dương, còn thiếu chất âm, thừa chất âm, hoặc âm dương cân bằng, trong tình đời, tình người gọi là thỏa mãn hạnh phúc, bất mãn kém hạnh phúc, hạnh phúc lâu bền… gọi là Luật Âm dương Cung cầu thừa thiếu.
2- NHU CẦU TRI ÂM
- Chúng cầu gì ở nhau? Chúng rất cần nhu cầu tri âm.
- Dương(âm dương) Động-tĩnh để làm gì? Để phò trợ cho (Âm dương)Âm.
Vì vậy, chúng ta mới biết Dương Động là hào Thoái Thần, vì hào dương bị và được sinh xuất hoặc khắc nhập đó vậy. Chỉ là quy ước mà thôi. - (Âm dương) ÂM Động tĩnh để làm gì?? Để phò theo DƯƠNG(Âm dương)…. vì vậy, chúng ta mới biết hào Âm Động là hào Tiến Thần, vì hào Âm theo thu liễm Dương, hào âm bị và được khắc xuất hoặc sinh nhập đó vậy. Vẫn chỉ là quy ước mà thôi .
Trong sự thật, cả hai âm dương và dương âm đều có khả năng cung cấp, chia sẻ sự thừa thiếu.
Thí dụ: bên lở bên bồi, nước chảy về chỗ trũng.
Đây chính là Luật: đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.Vạn Vật Vô-hữu đồng loại hội tụ. – Tỉ như quân với tướng, giàu với nghèo, sáng với tối, nam với nữ, đực với cái, nhà với cửa, rồng với mây, đạo với đời, chiến tranh với hòa bình, họa với phước, …
Cũng chỉ là vấn đề: cầu tìm cung, cung tìm cầu – cung cầu là âm dương. Và Cung cầu nầy nằm trên trục chân giả.
- Giả cung là: Lót ván rút cầu… ; là thả mồi bắt thú … ; là bỏ tép bắt tôm…
- Giả Cầu là: chịu giả đầu hàng, chịu khổ nhục kế…( các bạn đã thuộc 36 kế, nên không cần dài dòng chi nữa)
- Phải hiểu âm cung cầu dương, dương cũng cung cầu âm, Cùng chung Tương cầu lẫn cho nhau đó vậy…và phải lưu ý về chân giả.
Cho nên mức độ cung cầu vào mỗi không-thời gian, không-thời điểm, thay đổi biến hóa linh động nhẹ nặng, ít nhiều. Do đó cung cầu vừa mang tính nhất thời vừa đa dạng và phức tạp và nếu biết thì lại thật đơn giản .
Nghĩa là: rất hiếm có chuyện Tình cho không biếu không: chuyện nầy xảy ra thường nằm trên trục chân giả; nếu không: người ta không hay gọi là Mắc nợ đồng lần, là Trời khiến, là Trời làm ra vậy đó .
Nghĩa là thông thường thì: Bánh ít đi bánh quy lại hoặc kẻ tám lạng người nữa cân (đồng lần, đồng tịch, đồng sàng …) .
Điều tối quan trọng là:
- Chính mình không biết mình là ai? Thì làm sao mình biết thật sự mình CẦU cái gì?
- Mình không biết rõ khả năng của mình thì mình Cung cái gì? Rồi mình có biết người Cầu cái gì ? Cần cái gì? …mà cũng cứ Cung ẩu, Cung đại cho vui lòng Người!! cũng chẳng biết khả năng thật của người rồi a tùng hợp tác, rồi la làng Xui quá!! Lỗi do ai??
- Do chính mình đó vậy: Kẻ thù nguy hiểm nhất của Ta, chính là Ta, là vậy đó.
Càng quan trọng hơn:
- Không đủ kiến thức để Biết Thời Cơ (tức là lúc TRI ÂM GIAI ĐOẠN hiện nguyên hình )
- Toàn là làm thử cầu may… vì còn mơ hồ TIN hay không hề TIN có Quy Luật của Trời đất, may mà chiến thắng thì mặt vênh váo TA đây trông thật buồn cười !!! và để được và bị chúng nhân thương hại !!
Tuy nhiên, muôn loài dù có ý thức hay không ý thức về cung cầu, có muốn hay không muốn giao dịch vẫn bắt buộc phải cung cầu, giao dịch, sống động hấp dẫn theo nhiên tính đầy ma lực linh thiêng huyền diệu mầu nhiệm, đừng hòng giải thoát trốn chạy. Ta không tìm nó thì nó vẫn tìm ta. Chuyện của Tính lý Đương nhiên thì không làm sao Cấm được, (Tỉ như Cấm nói dối, rằng thật giả, thiệt láo, tứ khoái ..v.v… là Tính lý đương nhiên, cho nên Phật, Chúa chỉ KHUYÊN, chỉ Nhắc Nhở mà thôi… .vì cấm chuyện dĩ nhiên là quá kém thông minh !! )
Âm dương Tình Lý, tự chúng có ái lực với nhau, hấp dẫn nhau, quấn quýt nhau bằng nhiều kiểu cách, có khi mãnh liệt kỳ lạ như tiếng sét ái tình! lắc léo, oái oăm không sao cưỡng chế nổi, không sao lường được. Ái lực hấp dẫn cung cầu là động cơ thúc đầy về việc giao dịch biến hóa.
Vậy, Âm dương có khả năng tự biến, tự hóa.
3- NHU CẦU QUÂN BÌNH SINH HOÁ GIỮA ÂM DƯƠNG & DƯƠNG ÂM
Do mức độ khinh trọng, do tỷ lệ chênh lệch và do vị trí không-thời gian của mỗi âm dương có thể quân bình sinh hóa hơi hơi khác nhau, nên phát sinh vấn đề cung cầu thừa thiếu sao đó, mà trở thành vấn đề trong cung có cầu, trong cầu có cung. Cung mặt này cầu mặt khác, cầu mặt này cung mặt khác, tạo ra sự éo le, trớ trêu, gay go cho việc âm dương cung cầu. Chưa kể cung cầu chân giả đã nói những giai đoạn trên….Và đương nhiên, chính nó tìm mọi cách động tĩnh để đạt lý khô ướt nóng lạnh trong trục Thời khí hóa. Chúng ta gọi đó là Nhu cầu quân bình sinh hóa giữa âm dương và dương âm.
4- NHU CẦU ÂM DƯƠNG TRONG TÌNH ĐỜI, TÌNH NGƯỜI LÀ: DANH LỢI TÌNH
Tình đời, tình người, cũng như tình muôn vô-hữu vật mãi mãi đi trong danh lợi tình chung riêng, thầm kín hay biểu lộ, cao thượng hay thấp hèn, tích cực hay tiêu cực, cương trực hay tiêu lòn, nhỏ nhỏ to to…. là Tình Tri âm trong Thiên nhiên Xã hội..
Không ai có thể chối nhận được là mình không có những nhu cầu tâm sinh lý thực tế hoặc mơ ước đòi hỏi cần phải thỏa mãn ít nhiều (Tỉ như: tứ khoái, hạnh phúc, may mắn, no cơm ấm áo, nhà cao cửa rộng, áo quần tươm tất… chúng tự sẵn có trong chính bản thân mình và trong dòng Đời đạo, trong xa lộ sinh tồn miên trường như vậy và như vậy…)
Có thể chung qui những nhu cầu loài người, muôn vật vào ba phạm vi lớn Tiêu biểu là Danh Lợi Tình. Mọi sinh hoạt giao dịch giữa con người với con người, giữa con người với muôn vật không ngoài danh lợi tình theo nghĩa rộng, hẹp. Danh lợi tình của con người nầy va chạm với người nọ, thậm chí với cả muôn vật, tạo thành dòng sinh tồn nhẹ nhàng, ác liệt để tiến về mục tiêu: Tôi phải sống còn, anh phải sống còn, chúng ta phải sống còn và phải sống còn chung chạ với muôn vô hữu vật. Nói khác đi, chung quy là: Động tĩnh quây quần sao cho đạt Lý Âm dương Cung cầu Quân bình Sinh hóa.
- Chưa có danh thì cầu danh.
- Chưa có lợi thì cầu lợi.
- Chưa có tình thì cầu tình.
- Có danh rồi thì cầu thêm danh nữa hoặc cầu lợi cầu tình.
- Có lợi rồi thì cầu thêm lợi nữa hoặc cầu danh cầu tình.
- Có tình rồi thì cầu thêm tình nữa hoặc cầu danh cầu lợi.
- Có danh lợi tình vừa đủ ở mức thấp thì cầu có ở mức độ cao, cao nữa.
- Được danh lợi tình riêng thì cầu danh lợi tình chung hoặc ngược lại, được cái chung thì lo nghĩ tới riêng tư hoặc chung tư lẫn lộn .
Lòng tham về danh lợi tình không có giới hạn…bởi lẽ lý quân bình âm dương cung cầu tùy vào Phạm vi Tình Ý. Nó không hẳn là tốt hay xấu, nó là một thực tế, một thực tại hiển nhiên, là một Nhiên tánh luôn luôn có sẵn trong muôn loài – vạn vật. Nó là một Nhu cầu để sinh tồn trong Vòng Tồn sinh của Tạo hóa, để tiến thoái bộ.
Nói chung: Tri túc, tiện túc, tức phải biết thế nào là đủ quân bình, biết thế là đủ phương tiện, đủ quân bình phương tiện.Vậy, thiếu quá chưa đủ quân bình, hoặc thừa thãi quá lệch cán cân quân bình thì phải tự biết tiết chế Danh, Lợi, Tình…vì mất quân bình thì lãnh hậu quả nặng nề.
- Không có vấn đề chê trách: anh tham quá
- Không có vấn đê khen thưởng: bạn không tham lam
- Khen chê về Lý tính Đương nhiên (Nhiên Tính) là kém thông minh, dành cho Người ngụy quân tử.
Vì lòng tham cầu danh lợi tình là một Nhiên Tánh, nên đạo đức của tạo hóa, của con người và muôn vật được xây dựng cơ bản và được đánh giá bởi danh lợi tình.
Vì cái chi, cái gì cũng là của Trời, chúng ta là con, cháu, chắt chít chít của Tạo Hóa, cho nên bị và được mang sẵn nhiên tánh Tham lam rồi nếu không có danh lợi tình làm động cơ, làm hấp dẫn lực, làm ái lực thì lấy gì cuốn hút muôn loài vào vòng sinh hóa, để ngày càng sáng tỏ đạo trời.
Cho nên mọi sự cố gắng chống chọi, vượt thoát, giải thoát Tiêu diệt danh lợi tình đều uổng công vì không thể làm được, càng cựa quậy càng lún sâu, càng trở thành kẻ giả nhân, giả nghĩa mà thôi. Như thế chẳng khác gì tự phản bội lấy mình, phải bội tổ tiên, cố đi nghịch lại Thiên Tánh Tự nhiên của Tạo hóa. Trời đất đã dầy công bồi đắp tạo ra danh lợi tình để cho biết thật rõ ràng: Thế nào là Dòng Sinh tồn ?? Thế nào là Đạo Đời và thế nào là Đời Đạo, nhờ đó mà TU THÂN MÌNH – Danh Lợi Tình là Thiên Lịnh nhắc nhở: Thuận thiên thì TỒN THÂN; Nghịch thiên thì VONG THÂN.
Vậy Danh Lợi Tình là Nguồn gốc phát sinh ra NHU CẦU ÂM DƯƠNG, tạo ra âm dương Cung Cầu. Bạn Tham tiền chẳng qua bạn có Nhu cầu Trí Trí Ý rằng: Tiền là tối quan trọng, và Ý ấy thúc đẩy sự Cung cầu, nó khiến cho bạn có hành vi chạy theo kim tiền… chối bỏ điều nầy, thì làm sao thấy những đại gia, những Trust, Cartel, những tập đoàn kinh tế khổng lồ đây, làm sao có khoa học kinh bang tế thế đây.
Bạn Tham Tình chẳng qua bạn có Nhu cầu Trí Tri Ý rằng: Tình Yêu đích thực, Tình yêu chân chánh, Tình Yêu chung thủy, Tình yêu cao cả.v…v.. Hạnh phúc tuyệt vời là Nó… nếu chối bỏ, làm sao chúng ta thưởng thức những Thiên Tình Ca bất hủ đây?
Bạn Tham Danh chỉ vì Nhu cầu Trí tri Ý của bạn hiểu rằng: Hùm chết còn để da, huống hồ thân phận nam nhi chi chí ?? chẳng lẽ, chẳng có danh gì với núi sông !! Hào hùng, hào khí ngất Trời… bạn vui vẻ xem cái chết tựa lông hồng !! Nếu không tham danh … làm sao thấy biết Anh hùng hào kiệt đây ??
Bạn Tham TU, rằng bạn đã Ý thức rõ: TU là cội Phúc, Tình là dây oan trái! Thế là bạn vui lòng KHỔ HẠNH. Nếu không có Tham Tu, làm sao Tôn giáo Trường tồn đây ??
Ghi chú: bỏ quá nhiều công sức vào công việc gọi là THAM việc (Tham chẳng tốt chẳng xấu; xin đừng hỏi lãng nhách: TU mà Tham cái gì? –lãng nhách là vì hiểu sai về chữ “THAM” là xấu và “TU” là tốt.