1. Kể từ Siêu Siêu Nhiên tiến đến Siêu Nhiên rồi tiến đến Hiển Nhiên…
Chuyện ấy tất nhiên và dĩ nhiên như vậy rồi cũng không thể sửa đổi được nữa, nghĩa là Thiên Địa Quỷ Thần cũng phải tuần tự, trật tự đi trong cái nhiên đó.
2. Rằng mọi Cái Nhiên phải được và bị tiến thoái hóa trong nguyên lý tuyệt đối đó.
Vậy quá rõ ràng rằng hiển nhiên là chỉ có Âm Dương Vô Toàn Vô, tức Không Hoàn Toàn Không Cực (Vô Cực). Nó được và bị các nhà Âm Dương học Việt Nam đặt tên là: Đức Thần-Minh Thần-Thức. Cốt ý để ám chỉ về khởi đầu của lý lẽ mờ tỏ tối sáng trong phạm vi Trí Tri, Ý. Kế đó là ấm mát nóng lạnh của Trí Tri, Ý, tức nóng táng, nguội bình tĩnh… Nhiên hậu mới nói đến sấm gió, nước lửa, mưa nắng, tức Trí-Tri-Ý Tượng hình Hài thanh.
3. Lực lượng này hoạt động trong con người, thời nó làm cho ta Biết-Biết, Biết-Hiểu, Biết-Không-Hiểu, Biết-Không-Biết hóa ra thế này, thế nọ, thế kia và biết hóa ra thế này, thế nọ, thế kia. Tất thảy chỉ là Nhiên Sinh Biến Hóa Hóa Thành, gọi là Đệ Nhiên Sinh Hóa Sinh Thành.
Con người lợi dụng Đức Tính Nhiên-Sinh Hóa-Thành do trời đất phú bẩm cho (sẵn có) ở trong muôn vật, mà người đời gọi là Nhiên-Sinh ở muôn vật.
4. Chính vì vậy, mà kỷ nguyên Liên Hành Tinh phải đặt tên đổi tên cho nó, để xứng danh với đức tài của nó. Cho nên thay vì siêu linh thể trong khí thể, loãng thể, sệt đặc thể, dẻo dai và cứng rắn thể, đang sẵn có ở trong con người sống động, sinh linh động. Ta thấy chúng tự có
đặc tính hơi hơi khác trong chính tự thân nó, luôn luôn là như vậy. Vì vậy, cho nên phải đổi tên, đổi danh nó nhiều lần, nhỏ hầu để cho đọc giả dễ dàng nhận thức về sinh linh động của nó. Nào là Đức Thần-Minh Thần-Thức hoạt động, mà tài năng của nó là Thần Thông-Tri cùng với khả năng của nó chính là Thần Tri-Hóa.
Âm Dương Thần này khi giao du, giao dịch với Âm-Dương-Thần kia… tài đức về giao dịch của chúng, danh gọi là Thần Hoạt-Bác Biến-Thông, mà gọi tắt là Thần Hoạt-Biến.
5. Các Thần này, giao dịch, biến dịch, danh gọi là Thần Tri-Hóa (tức khả năng tự thân của Thần). Dĩ nhiên, nó sẽ thiên về âm dương hoặc dương âm, thành ra cái lý lẽ xứng hợp ít nhiều sao đó với muôn vật. Đó là lúc Thần-Trí phối hợp hóa thành, để thành ra cái lý, cái tình thế nào đó. Thần-Ý của người đời thường vọng động (kém vô tư, thiên lệch chấp ý, nghiêng ngã,…) cũng tại bởi Trí-Tri-Ý nghe, Trí-Tri-Ý thấy, Trí-Tri-Ý sờ mó, va chạm ra sao đó, rồi nghiêng nặng theo lỗ tai thịt, mắt thịt đem về cho trí thịt của mình hiểu biết… mà hóa ra kém vô tư. Thần-Ý sở dĩ kém vô tư là do Thần Thân-Xác lấn lướt hơn lên.
6. Hễ vô tư là chính lý, đúng lý, đúng ý biến hóa luật, Thần-Trí lấn hơn Thần Thân-xác, một lần nữa lúc này bị đổi danh là Thần Linh-hoạt, tức sự hoạt động hết sức linh nghiệm của Trí Tri, Ý Thức, gọi tắt là Linh-Ý. Mà Linh-Ý thời tức linh ứng, linh nghiệm như thần, gọi tắt là Thần-Linh.
Vậy Thần-linh có nghĩa là tự Trí-Tri-Ý thầm khen về tài đức của Thần-Thức Đức Thần- Minh chí công vô tư nên được và bị chỉnh lý trong nhất lý là Âm Dương Lý trong nhất luật là Biến Hóa Luật.
Thần-linh điều khiển thần khẩu xuất âm thanh ra tới tận bên ngoài (Trí Tri, Ý xuất hình ư ngoại) hết sức chính lý chính xác đến độ không ngờ được.
Lạ lùng thay! Mầu nhiệm thay cho tài đức của Thần đó vậy. Hễ vô tư là Thần-Minh đang điều khiển thần khẩu xuất âm thanh ư ngoại, đúng cho cả quá khứ hiện hữu, hiện tại và tất nhiên đúng cho cả tương lai.
Nếu kém vô tư, tức vọng động, thì sẽ không làm sao chính xác với mỗi loài, mỗi vật, mỗi việc ở trong xã hội loài người, xã hội Vũ Trụ Vô Hữu, tức không ăn nhập, ăn khớp gì với Biến-Hóa-Luật (kém vô tư),… và kém vô tư ấy vẫn đi tới Biến-Hóa-Luật.
Người đời gọi là đi trong truông đêm của trời đât.. còn đi hòa nhịp, ăn khớp với Biến-Hóa-Luật (vô tư), người đời gọi là thuận thiên giả tồn, thuận thiên hành đạo, tức lắng nghe thiên ý mà hành động theo Đức Thần-Minh chí công vô tư.
Dịch Lý Sĩ
XUÂN PHONG
Biên Soạn