BÀI TẬP HỘI LÝ QUÁI NGHĨA
VÀ SỬ DỤNG QUÁI NGHĨA
BIẾN THÔNG III
Năm Đinh Mùi tháng 2 mồng 6 – giờ Mùi
LUẬT TẠO HÓA HIỂN LỘ BÁO TIN
CHÁNH QUÁI | BIẾN QUÁI |
THUẦN KHÔN (6)
THUẬN dã (Nhu Hòa, Thuận Theo) |
BÁC
LẠC dã (Tiêu Điều, Lợt Lạt) |
PHẠM VI TÌNH LÝ XẢY RA MẪU CHUYỆN: TẢ ĐỒ VẬT
Mỗi buổi trưa, trước khi đến dạy mấy đứa nhỏ, ở nhà một cô bạn. Thường khi tôi hay vẽ trước một kiểu áo mà cô bạn sẽ mặc trong ngày.
ĐẠI PHẠM VI TÌNH LÝ MUỐN PHÁC HỌA:
– Cái áo
SỰ LÝ NỔI BẬT VÀ DỄ PHÂN BIỆT NHỨT:
– Cổ áo
– Cách thức gài nút
Câu hỏi nêu ra:
1/ Áo hàng hay áo vải?
So sánh Tính lý “Mềm Yếu” của Chánh quái Thuần Khôn với Tính lý của 2 loại áo:
– Vải
– Hàng
Thì thấy loại áo hàng thích hợp thích hợp với quái nghĩa “Mềm Yếu” hơn.
2/ Áo hàng màu sáng hay màu tối?
So sánh Tính lý “Mềm yếu – Lợt lạt” của Chánh quái và Biến quái Thuần Khôn – Bác với Tính lý của 2 loại màu:
– Sáng
– Tối
Thì thấy màu không sáng thích hợp thích hợp với quái nghĩa “Mềm yếu – Lợt lạt” hơn.
3/ Áo có bâu hay không có bâu?
So sánh Tính lý “Mềm yếu – Lợt lạt’ của Chánh quái và Biến quái Thuần Khôn – Bác với Tính lý của 2 loại cổ áo:
– Cổ áo có bâu
– Cổ áo không có bâu
Thì thấy cổ áo không có bâu thích hợp thích hợp với quái nghĩa “Mềm yếu – Lợt lạt” hơn.
4/ Áo hàng gài nút ở sau lưng hay trước ngực?
So sánh Tính lý “Mềm yếu – Lợt lạt” của Chánh quái và Biến quái Thuần Khôn – Bác với:
– Cách gài nút
Thì thấy “gài không rõ” thích hợp thích hợp với quái nghĩa ‘Thuần Khôn – Bác’ vậy Biến ý thành:
Áo gài nút sau lưng
(một khoảng ngắn gần trên cổ áo, hào lục)