Bài 09: Phác Họa Áo 2 – Bài Tập Hội Lý Quái Nghĩa và Sử Dụng Quái Nghĩa

thanhai2000Tháng Tám 26, 2016
227 lượt xem

BÀI TẬP HỘI LÝ QUÁI NGHĨA

VÀ SỬ DỤNG QUÁI NGHĨA

BIẾN THÔNG III

Năm Đinh Mùi tháng 2 mồng 6 – giờ Mùi

LUẬT TẠO HÓA HIỂN LỘ BÁO TIN

CHÁNH QUÁI BIẾN QUÁI
THUẦN KHÔN (6)

THUẬN dã (Nhu Hòa, Thuận Theo)

BÁC

LẠC dã (Tiêu Điều, Lợt Lạt)

PHẠM VI TÌNH LÝ XẢY RA MẪU CHUYỆN: TẢ ĐỒ VẬT

Mỗi buổi trưa, trước khi đến dạy mấy đứa nhỏ, ở nhà một cô bạn. Thường khi tôi hay vẽ trước một kiểu áo mà cô bạn sẽ mặc trong ngày.

ĐẠI PHẠM VI TÌNH LÝ MUỐN PHÁC HỌA:

– Cái áo

SỰ LÝ NỔI BẬT VÀ DỄ PHÂN BIỆT NHỨT:

– Cổ áo
– Cách thức gài nút

Câu hỏi nêu ra:

1/ Áo hàng hay áo vải?

So sánh Tính lý “Mềm Yếu” của Chánh quái Thuần Khôn với Tính lý của 2 loại áo:

– Vải
– Hàng

Thì thấy loại áo hàng thích hợp thích hợp với quái nghĩa “Mềm Yếu” hơn.

2/ Áo hàng màu sáng hay màu tối?

So sánh Tính lý “Mềm yếu – Lợt lạt” của Chánh quái và Biến quái Thuần Khôn – Bác với Tính lý của 2 loại màu:

– Sáng
– Tối

Thì thấy màu không sáng thích hợp thích hợp với quái nghĩa “Mềm yếu – Lợt lạt” hơn.

3/ Áo có bâu hay không có bâu?

So sánh Tính lý “Mềm yếu – Lợt lạt’ của Chánh quái và Biến quái Thuần Khôn – Bác với Tính lý của 2 loại cổ áo:

– Cổ áo có bâu
– Cổ áo không có bâu

Thì thấy cổ áo không có bâu thích hợp thích hợp với quái nghĩa “Mềm yếu – Lợt lạt” hơn.

4/ Áo hàng gài nút ở sau lưng hay trước ngực?

So sánh Tính lý “Mềm yếu – Lợt lạt” của Chánh quái và Biến quái Thuần Khôn – Bác với:

– Cách gài nút

Thì thấy “gài không rõ” thích hợp thích hợp với quái nghĩa ‘Thuần Khôn – Bác’ vậy Biến ý thành:

Áo gài nút sau lưng
(một khoảng ngắn gần trên cổ áo, hào lục)

Các kênh thông tin của chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *